Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
26-01-2022, 5:10 pm 20612
Bộ vi xử lý là gì? Vai trò của bộ vi xử lý đối với laptop
Bộ vi xử lý là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trên các sản phẩm công nghệ như đồng hồ, điện thoại thông minh, smart Tivi, PC, laptop,... Vậy bộ vi xử lý là gì? Nó đóng vai trò và có chức năng như thế nào đối với thiết bị laptop. Hãy cùng Mega tìm hiểu kĩ về bộ vi xử lý trong bài viết dưới đây nhé.
Bộ vi xử lý hay còn gọi là CPU (viết tắt của Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy tính. Bộ vi xử lý được ví như não bộ với nhiệm vụ chính là xử lý chương trình và dữ kiện. Do đó, CPU có tốc độ xử lý càng nhanh thì máy tính hoạt động càng nhanh.
Định nghĩa về bộ vi xử lý
Về cốt lõi, công việc của bộ vi xử lý CPU được chia làm 3 giai đoạn là: tìm nạp lệnh từ Ram, giải mã lệnh thực sự là gì, sau đó thực thi lệnh bằng các bộ phận có liên quan của CPU.
Bộ vi xử lý có hình dáng là một chiếc chip nhỏ được cấu tạo từ ba phần chính: bộ điều khiển (CU- Control Unit), bộ số học ALU (Arithmetic Logic Unit), thanh ghi (Registers).
Cấu tạo của bộ vi xử lý
Tốc độ xung nhịp của CPU hay còn gọi là clock speed. Thông số này chỉ số lượng xung mỗi giây được tạo ra bởi một bộ dao động đặt nhịp cho bộ xử lý. Tốc độ xung nhịp thường được đo bằng Hz(hertz), MHz (megahertz) hoặc GHz (gigahertz). Bộ vi xử lý có chỉ số này càng cao thì tốc độ càng nhanh.
Tốc độ xung nhịp của bộ vi xử lý CPU
Tuy tốc độ xung nhịp được xem là thước đo “sức mạnh” của máy tính. Nhưng không phải lúc nào tốc độ xung nhịp cũng tỷ lệ thuận với hiệu suất mà còn phụ thuộc vào loại bộ vi xử lý, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên Ram, kiến trúc Bus,... Nếu lock speed quá cao trong khi các bộ phận khác không được nâng cấp tương xứng có thể gây bất lợi cho hoạt động máy tính.
Thanh ghi (registers) là bộ nhớ dung lượng nhỏ và nhanh giúp tăng tốc độ xử lý của các chương trình máy tính bằng cách cung cấp trực tiếp các truy cập đến giá trị cần dùng.
Độ rộng thanh ghi thường được gọi với thuật ngữ CPU 32 bit và 64 bit. Với thanh ghi có độ rộng 32 bit có thể truy cập tối đa 4 GB trên thanh Ram trong khi đó với thanh ghi có độ rộng 64 bít thì lượng dữ liệu xử lý là lớn hơn rất nhiều.
Thông số về dung lượng bộ nhớ Cache cũng là một thông số kỹ thuật quan trọng của bộ vi xử lý mà bạn cần tìm hiểu. Bộ nhớ Cache là bộ nhớ đệm của CPU. Nó có vai trò lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý từ soạn thảo văn bản, game,... Vì vậy thông số bộ nhớ đệm càng lớn thì sẽ chứa được nhiều lệnh hơn, giúp rút ngắn thời gian chờ và tăng hiệu suất làm việc của bộ vi xử lý.
Bộ nhớ Cache
Có tất cả 3 boại cache là L1, L2, L3. Trong quá trình CPU xử lý, L1 sữ kiểm tra L2 có những gì mình cần, có lệnh chờ xử lý không. Sau đó L2 sẽ tiếp tục lấy thông tin từ L3 , những thông tin này đến từ Ram, ổ cứn của laptop,... Bộ nhớ đệm Cache thường có mức dung lượng là 4 MB, 6 MB, 8 MB, 16 MB.
Bus Spees hay còn gọi là FSB (Front Side Bus) là tốc độ giao tiếp giữa CPU với chip set bo mạch chủ. Cụ thể hơn là North Bridge (card đồ họa qua cầu bắc), chipset hệ thống, thẻ PCI, các thiết bị đầu vào – ra khác,...
Tốc độ Bus Spees được đo bằng Hertz (Hz) và thường được biểu thị bằng tỉ lệ với tốc độ của bộ vi xử lý. Ví dụ: CPU chạy ở tốc độ 2,4 GHz với Bus 400 MHz sẽ có tỉ lệ CPU/FSB là 6:1.
Thông số về điện áp của CPU là mức điện áp cần được cung cấp để CPU hoạt động. Dòng điện này thường có hiệu điện thế khoảng 1 V đến 1.5 V. Đối với các dòng chip CPU tiết kiệm điện thì mức điện áp để hoạt động còn thấp hơn.
Công nghệ Hyper – Threading là công nghệ siêu phân luồng được Intel sáng chế. Công nghệ này cho phép thực hiện 2 luồng xử lý ở cùng một thời điểm trên một bộ vi xử lý.
Công nghệ Hyper – Threading
Công nghệ Multi – Core cho phép các vi xử lý có đa lõi. Các lõi cùng hoạt động song song với nhau, chia sẻ công việc tính toán và các công việc khác. Có 2 công nghệ phổ biến là lõi kép và lõi tứ.
Công nghệ Multi – Core
Intel Turbo Boost là công nghệ của Intel giúp CPU tự động tăng tốc độ xử lý lên tối đa, tùy vào nhu cầu xử lý. Công nghệ này có 2 phiên bản là 2.0 và 3.0
Công nghệ Intel Turbo Boost
Intel HD Graphics là công nghệ được những người dùng chú trọng vào chất lượng đồ họa yêu thích. Công nghệ này tích hợp chip đồ họa trong CPU của Intel và được giới thiệu lần đầu vào năm 2010.
Đối với ai đam mê công nghệ thì Virtualization Technology là một thuật ngữ quen thuộc. Công nghệ này trên CPU hỗ trợ công nghệ ảo hóa, tạo ra một không gian mà chúng ta có thể chạy song song nhiều dữ liệu.
Công nghệ Virtualization Technology
Với chip Intel, công nghệ này tên là Intel Virtualization Technology (viết tắt Intel VT, VT-x). Còn với nhà AMD có tên là AMD Virtualization (viết tắt AMD-V)
Công nghệ bộ nhớ mở rộng Extended Memory 64 Technology (EM64T) là công nghệ giúp cải thiện nền tảng máy chủ và máy trạm với khả năng mã hóa địa chỉ có độ dài 64 bit. Có 2 dạng bộ vi xử lý hỗ trợ công nghệ Extended Memory 64 Technology (EM64T) là
Ngày nay, bộ vi xử lý CPU không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu suất tổng thể của hệ thống như trước dây, nhưng nó vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với phản ứng tốc độ xử lý dữ liệu của chiếc laptop. Người dùng sẽ nhận được nhiều lợi ích khi lựa chọn chip CPU có tốc độ xung nhịp cao hơn hay trong các công việc có tính chất riêng như sản xuất video, chơi game, số lượng lõi CPU cao hơn sẽ mang đến trải nghiệm tốt hơn.
Và hãy lưu ý rằng, bộ vi xử lý là một phần của hệ thống. Vì thế hãy đảm bảo mình có đủ Ram, bộ nhớ lưu trữ nhanh để cung cấp dữ liệu cho CPU của bạn. Từ đó, bộ vi xử lý mới hoạt động một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Xem thêm >>>
Top CPU giá rẻ tốt nhất và đáng mua nhất trong năm 2021
Lựa chọn CPU tốt nhất để chơi game
Cách lựa chọn bộ vi xử lý CPU khi mua laptop trong năm 2022
copyright © mega.com.vn