Hotline: 0236.3689.300
Chat tư vấn ngay messenger zalo livechat
Bạn cần gì có thể chát với chúng tôi
Máy bộ Mega Màn hình máy tính Máy Tính Xách Tay Linh kiện Máy Tính Gaming Gear & Console Tản Nhiệt TB lưu trữ ,nghe nhìn Máy tính bộ - Máy chủ Phụ Kiện Thiết bị mạng Thiết bị văn phòng Camera - Phần mềm Đồng Hồ- Đồ công nghệ Apple Store

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

Bán hàng trực tuyến
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG TOÀN QUỐC
Linh kiện máy tính - PC lắp ráp
  • Zalo Mr.Duy: 0788 896 096
  • Zalo Ms.Trâm: 0374 729 140
  • Zalo Ms.Mai: 0776 662 434
  • Zalo Ms.Hiếu: 0367 780 359
  • Zalo Mr.Tùng: 0868 023 003
  • Zalo Mr.Nghĩa: 0905 180 860
Laptop - Máy in - Camera
  • Zalo Mr.Tiến: 0905 568 434
  • Zalo Mr.Toàn: 0398 743 729
  • Zalo Ms.Nga: 0905 910 094
Dealer - Tư vấn GameNet
  • Zalo Ms.Sương: 0918 348 455
  • Zalo Ms.Thảo: 0942 011 640
  • Zalo Ms.Tính: 0935 494 993
  • Zalo Mr.Nghĩa: 0935 484 873
  • Zalo Ms.Thúy: 0942 011 628
Doanh Nghiệp - Dự Án
  • Zalo Mr.Việt: 0935 555 654
Phòng kỹ thuật
  • Zalo SĐT: 0935 484 863
Hỗ trợ bảo hành
  • Zalo Mr.Sơn: 0905 717 140
  • Zalo SĐT: 0942 011 627
Hướng Dẫn Trả Góp Khuyến mãi

Hướng Dẫn Lựa Chọn Bàn Phím Cơ

26-02-2020, 2:09 pm   2134

Hướng dẫn bạn chọn bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu của bạn

 

 

Tại Việt Nam có hàng trăm thương hiệu bàn phím cơ khác nhau từ giá rẻ đến đắt tiền, từ sản phẩm bình dân đến thủ công mĩ nghệ. Vì thị trường có quá nhiều sản phẩm và mỗi sản phẩm đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt nên để tìm được một chiếc bàn phím cơ phù hợp với nhu cầu của bạn không phải là một việc dễ. Và có rất nhiều vấn đề cần quan tâm nếu bạn muốn chọn được một mẫu bàn phím ưng ý. 

 

 

I - Layout

Điều đầu tiên bạn cần quan tâm trên một chiếc bàn phím đó là layout phím.

layout phím có thể hiểu đơn giản là kích cỡ của bàn phím và số lượng nút của một bàn phím. Điều này cực kì quan trọng vì tùy theo nhu cầu và ngữ cảnh sử dụng mà mỗi chiếc bàn phím sẽ có những lợi thế khác nhau.

 

- Layout Full Size

 

 

Đây là layout cơ bản nhất, to nhất, đầy đủ chức năng nhất cho một chiếc bàn phím, nếu bạn đã quen với việc dùng tất cả các nút trên một chiếc bàn phím thì đây là layout dành cho bạn. Việc thao tác với các con số cũng như các phép tính với cụm numpad bên phải là ưu điểm của layout này.

Điểm trừ duy nhất của layout này có lẽ là sự cồng kềnh. Một chiếc bàn phím cơ Fullsize thường có cân nặng dao động từ 1 kg đến 1.2 kg cùng với chiều dài và rồng đáng kể nên việc cho vào ba lô và mang đi mỗi ngày có thể là một cực hình.

 

- Layout TKL

 

 

Với 87 - 91 phím tùy theo từng khu vực cùng sự nhỏ gọn hơn, TKL là phiên bản rút gọn từ layout Fullsize thường có tỉ lệ khoảng 80% so với Fullsize. Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng cụm phím numpad hoặc sử dụng một chiếc tenkeypad rời thì đây là lựa chọn dành cho bạn.

Bạn là một Gamer, môt tester, coder hay là một nhà văn với nhu cầu soạn thảo những văn bản chỉ cần sử dụng các phím chức năng F và các nút hỡ trợ đánh văn bản thì TKL là quá đủ. Với việc bỏ đi hàng phím số numpad giúp chiếc bàn phím trông nhỏ gọn hơn, bạn có nhiều không gian hơn trên một chiếc bàn làm việc chật hẹp.

Và điểm trừ của layout này là điểm cộng của layout fullsize. Bù lại cho sự bất tiện khi không có dàn phím số numpad bên phải là kích thước và trọng lượng được giảm đi một cách đáng kể.

 

- Layout mini

 

 

Thật sự không có một kích thước chuẩn, số lượng phím chuẩn hay bố trí phím chuẩn cho layout này, mỗi một sản phẩm sẽ có sự khác nhau nhất định về phím chức năng và bận cần phải làm quen với điệ đó.

Bạn hoàn toàn có thể tìm được những chiếc bàn phím cơ bé tí được cắt giảm rất nhiều phím nhưng với việc kết hợp các phím chức năng với nhau ta vẫn có thể dùng được tất cả chức năng mà một bàn phím mang lại

Điểm cộng lớn nhất của chiếc bàn phím này có lẽ là kích thước, nó thật sự rất tiện lợi. Bạn có thể mang theo nó và sử dụng ở bất kì nơi nào, nó không chiếm quá nhiều diện tích của bạn nhưng vẫn đầy đủ chức năng.

Về điểm trừ của layout này cũng khá nhiều. Đầu tiên bạn không thể sử dụng ngay mà cần thời gian làm quen thường là vài ngày để quen dần với các tổ hợp phím chức năng. Sau đó bạn phải học cách làm quen lại với cụm phím số và cụm phím hỗ trợ soạn thảo văn bản như Home, End, Insert, Delete khi chúng đã được tích hợp vào các phím chính. 

 

 

II - Switch  - Linh hồn của bàn phím cơ

 

 

Nói về switch thì nó cũng đa dạng không kém, chúng ta có rất nhiều thương hiệu switch khác nhau. Từ switch tiêu chuẩn công nghiệp cho bàn phím cơ hiện đại như Cherry MX sản xuất tại Đức hay những loại switch clone Cherry MX giá cả phải chăng hơn như Kailh (Kaihua), Gateron, TTC,...

Gần đây rất nhiều thương hiệu phím cơ lại đang bắt đầu sử dụng "switch nhà trồng"  với nhiều biến thể khác nhau của phím cơ. Tất cả chúng đều có một tên gọi chung là switch.

 

Vậy chọn Switch nào là hợp lý?

Như đã nói ở trên rất nhiều hãng đã bắt đầu không sử dụng switch cherry nữa mà thay vào đó là sử dụng switch do nhà trồng như Realforce với switch Topre, Razer với switch cơ học - quang học, Steelseries với switch Steelseris QX2,... vậy nên sẽ có rất nhiều loại switch khác nhau và khá dài để có thể giải thích hết được nên mình chỉ nói đến những tính chất cơ bản của switch

  • Clicky và không clicky.

  • Tactile và linear.

  • Hành trình tiêu chuẩn và Low-profile.

  • Soft-Tactile: khái niệm khá lạ mà chỉ switch Topre có mà thôi.

Trên đây là một số tính chất chính để mình có thể dễ dàng giúp các bạn chọn ra loại switch phù hợp. Nếu các bạn thích tìm hiểu sâu hơn thì mình sẽ làm một bài sau phân tích kỹ hơn về các loại switch

 

Switch tactile và có clicky

Đây là nhóm switch phát ra tiếng click mỗi khi bạn nhấn phím. Tiếng click này báo hiệu phím đã nhận tín hiệu,

Đây là switch cho phản hồi về tay tốt nhất khi tactile bump lớ. Và đây cũng có thể xem là loại switch cho cảm giác cơ và hoài cổ nhất trong nhóm switch Tactile.

Nhưng nếu bạn là người đã có vợ thì đừng nghĩ đến chuyện mua loại switch này vì nó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không còn nghe được tiếng click nữa mà thay vào đó là được vợ hát cho nghe mỗi đêm

Nhóm switch này phù hợp với gõ văn bản thuần túy hơn là chơi game.

    • Cherry MX Blue.

    • Kailh Blue.

    • Razer Green.

    • Razer Opto-Mechanical Clicky switch (Razer Purple).

    • Logitech GX Blue.

 

Switch tactile và non-clicky

 

 

Đây là nhóm switch bình thường về mọi măth, không quá sướng tay khi gõ như nhóm clicky và không được êm như nhóm linear.

Nhóm switch này phù hợp cả chơi game lẫn gõ văn bản.

  • Cherry MX Brown.

  • Kailh Brown.

  • Razer Orange.

  • Logitech Romer-G Tactile.

  • Logitech GX Brown.

 

Switch linear

 

 

Đây là nhóm switch thiên về cảm giác gõ floating, ít cảm giác cơ, ít cảm giác tay nhất và cũng ít cảm giác ồn ào nhất.

Nhờ cơ chế chuyển động tịnh tiến, bạn hoàn toàn có thể chủ động giảm tiếng ồn bằng cách gõ lướt không chạm đáy, giảm tối đa tiếng ồn khi gõ phím và mang đến khả năng gõ phím nhanh hơn.

Đây là nhóm switch phù hợp cho bàn phím chơi game chất lượng hơn tất cả loại switch kể trên và cũng phù hợp gõ văn bản:

  • Cherry MX Red (lực nhấn 45g).

  • Cherry MX Black (lực nhấn 60g).

  • Cherry MX Speed (Silver, lực nhấn 45g hành trình ngắn).

  • Kailh Red (lực nhấn 45g).

  • Kailh Black (lực nhấn 60g).

  • Razer Yellow.

  • Razer Opto-Mechanical Linear.

  • Steelseries QX2 Red.

  • Logitech Romer-G Linear.

  • Logitech GX Red.

 

Switch Silent

 

 

Silent có nghĩa là yên tĩnh và switch này có tính chất đúng như Silent.

Được thêm vào một lớp đệm giúp giảm âm thanh phát ra khi  chạm đáy của switch. Thậm chí switch Topre khi tối ưu chân keycap làm cho bàn phím sử dụng switch này không phát ra âm thanh luôn.

Nếu bạn có nhu cầu đặc biệt về hạn chế tiếng ồn hoặc bạn thường xuyên làm việc trong một phòng chung, bạn chắc chắn không muốn làm phiền người xung quanh khi cày đêm nên đây là nhóm switch thích hợp nhất cho bạn. Đặc biệt là khi nhà bạn có con nhỏ.

Một số switch tiêu biểu:

  • Cherry MX Silent Red (Pink switch, 45g).

  • Topre Silent 55g.

  • Topre Silent Variable (bao gồm lực nhấn 30g, 45g, 55g được bố trí theo tùy khu vực trên bàn phím).

 

Switch low-profile

 

 

Đây là nhóm switch đặc biệt mới đến từ Cherry MX. Nhóm switch này ngoài low profile còn giúp cho bàn phím cơ mỏng hơn, gọn gàng hơn và lịch sự hơn so với các bàn phím cơ truyền thống.

Không chỉ rút gọn về chiều cao, các switch Low profile còn nhạy hơn nhờ cho switch nhận lệnh sớm hơn cũng như hành trình phím được rút ngắn từ 4mm xuống 3.2mm cho độ phản hồi cũng như tốc độ gõ phím nhanh hơn.

Đây là nhóm switch có thể nói là phù hợp với tất cả mọi người, và hiện tại chỉ mới có Cherry MX ứng dụng loại switch này.

  • Cherry MX Low profile Red.

  • Topre Short-Throw

 

Switch topre

 

 

Đây là nhóm switch độc đáo nhất, lạ nhất khi chúng không hẳn là switch cơ học cũng như không hẳn là một loại phím cao su thông thường. Về cảm giác nhấn thì Topre khá giống bàn phím cao su nhưng nhẹ nhàng hơn.

Đây cũng là nhóm switch có cấu tạo phức tạp nhất 

Đây là loại switch có độ chính xác rất cao và đi kèm với đó mức giá cũng hết hồn.

  • Topre 55g.

  • Topre 45g.

  • Topre Variable

 

 

III - Led Nền

 

Đây là một chủ đề với 2 thái cực hoàn toàn độc lập với nhau và mỗi bên đều có cái lý của mình, nhìn chung là tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn.

 

Có Led

 

Bạn thường xuyên sử dụng bàn phím ở những khu vực không đủ ánh sáng hoặc bạn thích sự màu mè, đặc sắc mà những hiệu ứng LED mang đến thì đây là lựa chọn của bạn.

Việc tích hợp đèn nền LED dạo gần đây là một trào lưu khi mà RGB xuất hiện ở khắp mọi nơi và ta có thể bắt gặp được ánh sáng RGB phát ra ở bất kì đâu

Nhưng cái gì cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó. Và đèn led nền RGB cũng vậy, đó là sự khó chịu khi bạn không thể tập trung được vào màn hình làm việc khi các hiệu ứng LED cứ nhấp nháy và chuyển đổi liên tục.

 

Không Led

 

 

Trường phái này là đơn giản, cổ điển và hiệu năng là điều mà họ quan tâm nhất

Thường thì những dòng sản phẩm này được tập trung cho hiệu năng và độ bền đơn thuần nên việc loại bỏ các linh kiện không liên quan đến cảm giác gõ và hoạt động của bàn phím cơ là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên không phải không có đèn LED là đơn điệu vì có rất nhiều hãng tuy không có đèn LED nhưng thiết kế vẫn vô cùng bắt mắt và dễ dàng thể hiện được cá tính riêng của bạn.

Và khuyết điểm rõ ràng của bàn phím không có LED nền sẽ làm bạn hơi khó khăn khi xác định các phím khi gõ trong các môi trường tối nhưng bù lại giúp bạn nhớ vị trí các phím nhanh hơn để gõ phím nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng dễ dàng tập trung hơn vì không còn đèn LED và các hiệu ứng LED làm phân tâm.

 

IV - Kết Nối: Bluetooth, Wireless 2.4GHz Hay Có Dây?

Kết nối cũng là một phần bạn nên quan tâm vì đây ảnh hưởng trực tiếp đến độ cơ động của bàn phím cơ và độ ổn định trong kết nối nối giữa chiếc bàn phím của bạn đến với máy tính.

 

- Kết nối dây cáp USB

 

 

Đây là kết nối ổn định nhất, độ trễ thấp nhất và tỉ lệ bị nhiễu ít nhất.

Nhược điểm duy nhất của kết nối cáp USB có lẽ thiếu cơ động và sự loằng ngoằng của dây kết nối

 

- Kết nối Bluetooth

 

 

Xét về độ ổn định thì kết nối Bluetooth này phụ thuộc nhiều vào tối ưu phần cứng đến từ nhà sản xuất vì hoàn toàn không có một sợi dây cáp vật lý nào liên kết bàn phím đến máy tính của bạn. Nếu bạn là một game thủ thì kết nối này không phù hợp với bạn vì nó sẽ có độ trễ trong khả  năng kết nối.

Ưu điểm là cơ động, dễ dàng kết nối với các máy tính khác nhau đặc biệt không sợ đứt cáp,  vì có cáp đâu mà đứt.

 

- Kết nối Wireless 2.4Ghz

 

 

 

Đặc điểm đặc trưng dễ nhận biết nhất ở kết nối này đó là luôn cần một chiếc USB Dongle để kết nối đến máy tính của bạn.

Đều là không dây nhưng so với Bluetooth thì Wireless mạnh mẽ hơn khi hỗ trợ Polling Rate 1000Hz (1ms) nên các bạn game thủ có thể try hard trên một chiếc bàn phím cơ không dây hoàn toàn bình thường.

Bù lại nhược điểm lớn nhất của dòng này chính là cái Dongle trời đánh bởi chỉ cần bạn mất hay để quên là cái bàn phím của bạn trở thành bàn phím cơ có dây luôn.

 

 

Tổng Kết

Dựa trên những tiêu chí trên hi vọng bạn có thể tìm ra được cho mình chiếc bàn phím phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn.

 

Tin xem nhiều
Đăng ký nhận chương trình khuyến mãi!