Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
12-02-2022, 11:17 am 1504
Keycap là gì? 3 điều bạn cần biết về keycap
Keycap là một phần quan trọng không thể thiếu của bàn phím. Nếu bạn đang có dự định mua bàn phím mới, hay độ lại bàn phím cơ của mình thì hãy tìm hiểu thật kĩ về keyap nhé. Mỗi loại keycap với chất liệu, form dáng, thiết kế khác nhau sẽ mang đến những trải nhiệm khác biệt cho người dùng. Hãy để Mega bật mí 3 điều bạn cần biết về keycap bàn phím nhé.
Hầu hết keycap được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn. Có rất nhiều chất liệu để làm keycap như nhựa ABS, PBT, PC,... Tùy vào vật liệu đúc mà sẽ cho ra thành phẩm keycap có độ bền, màu sắc và chất lượng khác nhau.
Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene)
Đây là loại nhựa có đặc tính cứng, rắn nhưng không giòn, ít bị co lại nhất trong các loại nhựa khi đúc khuôn. Nhựa ABS có khả năng cách điện và không thấm nước. Chịu được nhiệt độ cao và hóa chất. Vì thế, keycap làm từ ABS rất bền và khó vỡ.
Các sản phẩm bàn phím dùng keycap ABS khi gõ sẽ phát ra âm thanh trong trẻo, vui tai. Tuy nhiên, khuyết điểm của keycap làm từ loại nhựa này là bóng mờ dần sau thời gian dài sử dụng, bị ngả vàng khi tiếp xúc với ánh nắng.
Keycap từ nhựa ABS
Nhựa PBT (Polybutylene Terephtalate)
Nhựa PBT cũng là một trong những chất liệu phổ biến được sử dụng để đúc keycap bàn phím. Về đặc tính, PBT là một polymer kỹ thuật nhiệt dẻo và được ứng dụng đa dạng trong ngành công nghiệp điện và điện tử.
Khi dùng để đúc keycap, PBT cho thành phẩm cứng hơn nhựa ABS. Bề mặt keycap sẽ có độ nhám hơn, co lại nhiều hơn khi đúc khuôn. Các hãng sản xuất thường sử dụng loại nhựa này là Cherry, Poker, Leopold.
Keycap từ PBT khi gõ sẽ có tiếng đục
Ưu điểm keycap từ nhựa PBT là không bị bóng hay ngả màu theo thời gian, tuy nhiên chất liệu nhựa PBT giòn nên rất dễ vỡ.
Nhựa PC (Polycarbonate)
Nhựa PC khá cứng và trong suốt, vì thế bạn sẽ thấy loại nhựa này được làm keycap cho những bàn phím có đèn LED. Tuy nhiên so với chất liệu PBT và ABS, nhựa PC không được sử dụng phổ biến bằng. Ngoài sản dùng PC để sản xuất keycap riêng, loại nhựa này thường được trộn với các vật liệu khác thành ABS – PC. Ưu điểm của keycap từ nhựa PC là đẹp mắt, có độ bền cứng, không bị ngả vàng.
Nhựa PC trong suốt
Nhựa POM (Polyoxymethylene)
Nhựa POM thuộc dạng nguyên liệu cao cấp mà chỉ những hãng thích độc quyền và có sản phẩm ở phân khúc cao cấp mới dùng đến. Keycap làm từ nhựa POM có giá thành khá cao. Bù lại, chất liệu này mang đến độ chống chịu tốt, không bị trầy xước sau thời gian dài, chịu được hóa chất.
Nhựa POM trong những sản phẩm cao cấp
Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride)
Trong sản xuất keycap nhựa PVC khá phổ biến và chỉ xếp sau nhựa ABS. Đặc tính nhựa PVC khá cứng, có độ bám trung bình nhưng khá nhạy cảm với nhiệt độ.
Kim loại
Nhôm và kẽm là những nguyên liệu chủ yếu được sử dụng để làm keycap kim loại. Loại keycap này tốn chi phí gia công hơn nhiều so với nguyên liệu nhựa. Nhưng thành phẩm lại đẹp và bắt mắt hơn nhiều. Không chỉ custom, nhà sản xuất còn có thể gia công các hình ảnh nổi trên bề mặt bàn phím, tạo vẻ ngoài cá tính, độc đáo. Tuy nhiên giá thành của keycap kim loại khá cao và sẽ tạo ra tiếng ồn lớn khi gõ mạnh.
Giá thành của keycap kim loại khá cao
Profile keycap là thông số về độ cao và độ nghiêng của keycap. Tùy vào mỗi profile keycap sẽ mang lại tính thẩm mỹ của bàn phím cũng như trải nghiệm gõ phím của người dùng khác nhau. Các loại profile keycap phổ biến hiện nay là Cherry, OEM, SA, DSA,...
Các loại profile keycap phổ biến
OEM
Đây là loại keycap thông dụng nhất, đa số các bàn phím cơ sử dụng OEM profile do các nhà sản xuất tự thiết kế cho một số mẫu bàn phím của hãng. OEM được viết tắt từ Original Equipment Manufacturer tức là dạng profile cơ bản từ lúc xuất xưởng.
Điểm nổi bật của loại profile này là sự “trung tính” và thân thiện với mọi người dùng. Cho dù bạn là người mới hay dân chuyên đều có thể sử dụng một cách dễ dàng. Đặc tính của OEM profile keycap là có độ cao vừa phải. Độ cong bề mặt hợp lý vừa ôm các ngón tay, không quá lõm để gây cảm giác chật chội.
Bên cạnh đó, các keycap được sắp xếp trên bàn phím với đội cong hợp lý theo chiều ngang. Để các lực ngón tay được phân bố đều, giúp gõ nhanh, chính xác. Các hãng sản xuất bàn phím cơ danh tiếng đang dùng OEM profile keycap cho sản phẩm của mình là Razer, Filco, Steelseries, Zowie, Corsair,...
Cherry
Đối với người dùng quan tâm đến Gear máy tính, chắc hẳn đã nghe tên hãng Cherry. Đây là hãng sản xuất đến từ Đức và được mệnh danh là “ông trùm Switch cơ”.
Bên cạnh việc sản xuất các loại Switch bàn phím chất lượng, Cherry profile cũng là dạng keycap được nhiều người ưa chuộng. Profile này có bề mặt phẳng đều, độ nghiêng khá lớn ở các hàng cuối. Độ nghiêng ở các hàng cuối được tinh chỉnh để cân bằng lực tay.
Nhìn chung Cherry profile có thiết kế khá giống OEM nhưng độ cao thấp hơn. Do vậy, bàn phím dùng loại profile này cực phù hợp với các bạn có bàn tay nhỏ hoặc không muốn vươn tay quá nhiều khi gõ.
SA
Dạng profile tiếp theo của keycap là SA (Spherical All), nghĩa là tất cả các hàng đều có dạng hình cầu. Hình dạng mặt trên của các keycap loại này đều lõm xuống teho dạng hình cầu với độ nghiêng khác nhau theo dòng. Kiểu SA profile được tạo ra bởi hãng Signature Plastic và có giá thành khá cao.
SA profile keycap thuộc dạng “hardcore”. Độ cao phím hơn hẳn OEM, thích hợp với anh em dùng nhiều lực gõ hay thích cảm giác mạnh. Tuy không được tối ưu như OEM và Cherry nhưng SA được dân chơi bàn phím cơ săn đón nhiệt tình bởi độ chỉnh chu, đẹp mắt cũng như trải nghiệm gõ đã tay. Mỗi keycap được sản xuất theo công nghệ doubleshort cho ra chất lượng cực tốt. Phím bền màu, không bị mất kí tự hay bị bóng dần theo thời gian.
DSA
Một dạng profile khác cũng đến từ nhà SP là DSA. Khác biệt với SA, keycap DSA thấp hơn và mỗi hàng phím đền có độ cao bằng nhau. Bề mặt kiểu keycap này hơi lõm nhẹ để ôm các đầu ngón tay. Diện tích mặt phím cũng rọng rãi để mang lại cảm giác bấm thoải mái mà không nhầm hay vướng tay.
Nhìn chung bàn phím dạng DSA cho người dùng trải nghiệm thoải mái, đơn giản, thanh lịch. Tuy nhiên, với độ thấp đặc trưng keycap DSA không phù hợp với switch tactile hay clicky. Mẫu phím có profile này rất tiện cho người dùng sử dụng switch êm như red swicth và làm việc ở nơi công cộng.
Bên cạnh profile keycap, thì công nghệ làm keycap cũng là điều mà người dùng nên quan tâm. Các kí tự trên bàn phím của bạn có bền lâu, mờ dần hay giữ được độ sắc nét đều phụ thuộc vào yếu tố này. Dưới đây là một số kĩ thuật tạo kí tự thông dụng trên keycap.
Pad Printing
Pad Printing là kĩ thuật in kí tự lên keycap. Đây là cách cơ bản cũng như phổ biến nhất, thường xuất hiện ở phân khúc bàn phím giá rẻ. Về cơ bản, nhà sản xuất sẽ sử dụng miếng đệm (pad) bằng silicon có khắc kí tự nhúng vào mực rồi in lên keycap. Để tăng độ bền, keycap sẽ được phủ lớp bảo quản sau khi in.
Pad Printing là kĩ thuật in kí tự lên keycap
Sublimated Dying
Công nghệ nhuộm keycap Sublimated Dying được thực hiện bằng cách sử dụng nhiệt để đưa màu nhuộm thấm sâu vào bên trong keycap. Khác với pad printing, mực sẽ được thấm sâu vào nhựa nên không bị phai màu giống như phương pháp sơn thông thường.
Công nghệ nhuộm keycap Sublimated Dying
Tuy nhiên so với Pad Printing và Laser Etching, Sublimated Dying tốn nhiền chi phí hơn. Ngoài ra, điểm hạn chế của công nghệ này là màu nhuộm thường bị đậm hơn so với vật liệu được sử dụng để in.
Laser Printing
So với các phương pháp khác, Laser Printing được chia làm nhiều loại với những phương pháp khác nhau. Điểm chung của chúng là đều ứng dụng tia laser để tạo kí tự.
- Foaming: Tia laser tạo một lớn mỏng những bong bóng li ti trên keycap để vẽ thành kí tự.
- Laser etching: Tạo kí tự bằng cách sử dụng tia laser khắc lên nhựa. Phương pháp này thường được sử dụng trên keycap màu trắng.
- Laser etching with paint fill: Giống như Laser etching, sau khi khắc kí tự bằng tia laser, màu sẽ được đổ vào vị trí đã khắc. Kĩ thuật này được dùng trên keycap màu đen và nhiều màu sắc khác nữa.
- Laser engraving: Phương pháp này thường được dùng cho keycap của bàn phím chạy đèn LED. Keycap trong suốt sẽ được sơn một lớp UV màu đen. Sau đó, tia laser sẽ làm bay màu trên keycap lộ ra phần trong suốt để tạo thành kí tự.
Laser Printing có những phương pháp khác nhau
Double Shot
Double shot là kĩ thuật chỉnh chu, tốn kém nhưng mang lại hiểu quả tốt nhất cho tuổi thọ kí tự bàn phím. Thay vì in kí tự lên keycap, kí tự được đổ khuôn và đúc bằng nhựa màu, phần còn lại của keycap được đúc bằng màu khác. Nhờ vậy, keycap vừa dày, chắc chắn, kí tự không bao giờ bị mờ.
Công nghệ Double shot khá phổ biến
Phương pháp này có thể ứng dụng cho keycap backlit bằng cách thay lớp kí tự bằng nhựa trong suốt. Ánh sáng từ chân đèn LED có thể xuyên qua kí tự, vừa rực rỡ lại bền chắc.
"Nếu bạn đang ở Đà Nẵng muốn tìm mua bàn phím cơ chất lượng thì có thể đến cửa hàng Mega Technology ở 130 Hàm Nghi để nhờ nhân viên tư vấn. Hoặc nếu bạn ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh muốn mua sản phẩm cũng có thể xem và đặt hàng trực tiếp tại website mega.com.vn"
Xem thêm >>>
Top 5 bàn phím cơ cực ngon giá rẻ dưới 1 triệu
Top bàn phím chơi game Tốt nhất & Đáng mua nhất trong năm 2021
Bàn phím cơ Leopold là gì? Cách phân loại bàn phím Leopold
copyright © mega.com.vn