Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
05-10-2023, 11:43 am 643
Máy trạm Workstation vs PC gaming: Sự khác biệt - Liệu PC gaming có thể thay thế máy tính trạm không?
Đã bao giờ bạn tự hỏi PC gaming và máy trạm có sự khác biệt như thế nào chưa? Khi cả hai loại này đều được xây dựng cấu hình từ những linh kiện máy tính hàng đầu. Bên cạnh đó, nhiều người dùng vẫn thực hiện được các tác vụ chuyên sâu trên PC gaming như chỉnh sửa video, tạo mô hình và CAD. Vậy thì liệu PC gaming có thay thế máy tính trạm Workstation được không? Hãy cùng MEGA tìm câu trả lời trong bài viết sau nhé.
Phân biệt máy trạm và máy bộ chơi game
Máy trạm Workstation là dòng máy được thiết kế dành cho các chuyên gia có yêu cầu cao về sức mạnh tính toán và độ chính xác cho các tác vụ chỉnh sửa video, lập mô hình 3D, CAD, mô phỏng và nghiên cứu khoa học. Mọi linh kiện và các công nghệ được trang bị trong bộ máy này đều hiện đại và tối ưu nhất.
Top 5 máy bộ Workstation đáng đầu tư 2023 | Thông số |
![]() |
Cpu Xeon W-2223, Ram 16GB, SSD 512GB SSD, HDD 1TB, Vga T1000 8GB, Win 11 Pro, Keyboard, Mouse |
![]() |
Cpu Xeon 2102 (2.9 Ghz, 8MB), Ram 8GB ,SSD 256GB, No DVD, Mouse & Keyboard, FreeDOS |
![]() |
Cpu i9-12900, Ram 32GB, SSD 512GB, Vga T1000 4GB, Ubuntu, Keyboard, Mouse |
![]() |
CPU Intel Xeon 4208 (2.1Ghz , 8C16T, 11MB)/Ram 8G DDR4-2666 ECC Reg RAM/ SSD 256G 2.5in Sata/ No DVD/ PSU 1000W/ USB Keyboard & mouse |
![]() |
Cpu i7-13700K, Ram 16GB, SSD 256GB, HDD 1TB, Vga RTX A2000 6GB, Ubuntu, Keyboard, Mouse |
Còn PC gaming là bộ máy được tối ưu hóa để chơi game tốt nhất. Chúng cung cấp tốc độ khung hình cao, độ trực quan ấn tượng và lối chơi mượt mà. Hiện nay, ngoài việc chơi game, bộ máy này cũng thường được sử dụng cho nhiều mục đích khác như làm thiết kế, livestream,...
Top 5 bộ PC gaming chiến game đỉnh | Thông số |
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
![]() |
|
Nhìn chung, từ định nghĩa thì PC Workstation dành cho công việc chuyên biệt và PC gaming được tối ưu cho nhu cầu chơi game. Tuy nhiên, nếu chỉ phân biệt qua định nghĩa thì thật không rõ ràng vì PC gaming vẫn có thể làm việc tốt và máy trạm vẫn chơi game mượt. Vì vậy chúng ta cần đi sâu phân tích những yếu tố khác.
Từ các linh kiện cấu thành bộ máy bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn khi phân biệt giữa PC chơi game và máy trạm.
Các máy trạm thường sử dụng GPU chuyên dụng như NVIDIA Quadro hoặc AMD Radeon Pro. Những GPU này được thiết kế để mang lại độ chính xác, tính ổn định tốt hơn. Dòng GPU dành cho máy trạm thường có bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên VRAM rộng để xử lý các kết cấu lớn hơn và các mô hình phức tạp như: chỉnh sửa video nặng, lập mô hình 3D, mô phỏng khoa học và các thiết kế có sự hỗ trợ, kết nối từ các máy khác.
Thường các máy trạm được trang bị nhân đồ họa NVIDIA Quadro hoặc AMD Radeon Pro cao cấp
Còn PC gaming sẽ sử dụng các GPU phổ biến trên thị trường như NVIDIA GeForce và AMD Radeon. Những GPU này ưu tiên hiệu năng thô để mang đến cho game thủ tốc độ khung hình cao hơn và chơi game mượt mà hơn. Mặc dù hiệu suất thô cao hơn nhưng đi kèm với đó là tính chính xác và ổn định cũng thấp hơn.
Các tác vụ trên PC của máy trạm được hưởng lợi rất nhiều từ việc tính toán song song vì nó thực hiện các tác vụ nhanh và nhiều hơn. Cho phép người dùng làm được nhiều việc cùng lúc để tiết kiệm thời gian. Đây là lý do mà các máy trạm phổ biến thường sử dụng dòng CPU Threadripper của AMD hoặc Xeon của Intel. Các CPU này có tối đa từ 16 nhân đến mức cao nhất là 80 nhân cho hiệu quả làm việc đa nhiệm, có tính phức tạp cao luôn đạt mức tốt nhất.
Về phần CPU dành cho PC gaming thường là dòng Ryzen của AMD và Core từ Intel. Số lượng nhân, luồng của những bộ vi xử lý này cũng thấp hơn nhiều trong khoảng từ 4 đến 16 nhân.
CPU dành cho PC gaming thường là dòng Ryzen của AMD và Core từ Intel
Mainboard của máy trạm tập trung vào khả năng mở rộng, độ tin cập và tương thích với những phần cứng chuyên biệt. Chúng có khả năng mở rộng các trang bị ổ cắm CPU như TR4 của AMD, LGA 3647 của Intel. Mainboard máy trạm Workstation cũng sở hữu số lượng các khe cắm Ram, PCle và cổng I/O nhiều hơn so với bo mạch chủ cho PC gaming thông thường.
Về ram thì gần như không có sự khác biệt giữa máy tính trạm và PC gaming. Tuy nhiên, thường các máy Workstation yêu cầu dung lượng Ram lớn để sử dụng trong công việc kết xuất 3D, mô phỏng thời gian thực và phân tích tập dữ liệu lớn. Mức ram thường từ 32 GB đến 128 GB. Một số máy trạm thực hiện các hoạt động quan trọng cũng có thể sử dụng ram ECC để ngăn ngừa hỏng dữ liệu.
Máy trạm thường sử dụng các hệ điều hành khác nhau tùy theo khối lượng công việc cụ thể. Windows Pro thường được cài đặt để bảo mật tốt hơn và có thêm các tính năng bổ sung. Bên cạnh đó, một số máy trạm sử dụng hệ điều hành Linux cho các ứng dụng về lập trình chuyên biệt. Trong khi hệ điều hành MacOS phổ biến với các chuyên gia làm sáng tạo nội dung.
Đối với PC gaming thì hệ điều hành phổ biến nhất là Windows Home. Đây là hệ điều hành được tối ưu hóa cho hiệu suất chơi game tốt nhất. Tuy nhiên Linux và MacOS cũng có thể chơi game nhưng với mức độ tương thích khác nhau.
Về vẻ bề ngoài máy tính trạm thường đơn giản và tiện dụng. Các bộ PC Workstation tập trung hơn vào hiệu năng, vận hành êm ái, tản nhiệt hiệu quả. Còn PC gaming, tùy vào sở thích của người dùng mà vỏ case có thiết kế mới lạ, thẩm mĩ hơn. Bạn có thể chọn các linh kiện có đèn RGB, đi tản nhiệt nước hoặc thêm Led RGB tạo sự độc đáo riêng cho góc làm việc và giải trí.
Đi led thẩm mĩ cũng là một thú vui của anh em game thủ
Dù PC gaming có thể xử lý một số tác vụ chuyên nghiệp nhưng nó vẫn không thể thay thế cho máy bộ Workstation. Máy trạm được tối ưu hóa để đảm bảo độ chính xác, ổn định và toàn vẹn dữ liệu. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng khi thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên môn. Việc cố gắng sử dụng PC gaming để lập mô hình, nghiên cứu khoa học có thể dẫn đến kết quả dưới mức trung bình, gây nguy cơ mất dữ liệu và năng suất thấp hơn.
Về cơ bản, PC Gaming hay PC Workstation đều được xây dựng dựa trên nhu cầu sử dụng của người dùng. Nếu như bạn cảm thấy bộ máy PC chơi game của mình vẫn thực hiện tốt các tác vụ, công việc cá nhân từ cơ bản đến phức tạp thì bạn không việc gì phải chuyển sang dùng PC Workstation.
Xem thêm >>>
Top 5 cấu hình PC để chiến CS2 mượt nhất năm 2023
Top 5 card đồ họa thay thế RTX 3050 tốt nhất cho bộ PC
Top 5 vỏ case Corsair tuyệt đẹp cho dàn PC năm 2023
copyright © mega.com.vn