Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
25-03-2022, 4:01 pm 13563
Phân biệt cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0
Bạn sẽ thường thấy cổng USB trên nhiều thiết bị công nghệ, cho người dùng có thể kết nối các thiết bị với nhau thông qua cổng này. Vậy cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0 có gì khác nhau? Cách phân biệt như thế nào? Bài viết dưới đây Mega sẽ giải thích cho các bạn rõ về vấn đề này.
USB 2.0 là một loại tiêu chuẩn USB (Universal Serial Bus). Có tốc độ truyền tối đa là 480 Mbps. Tốc độ này nhanh hơn so với truyền nhiệm trước kia là USB 1.1 nhưng lại chậm hơn USB 3.0. Mặc dù vậy USB 2.0 vẫn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng hiện nay, bạn sẽ bắt gặp nhiều người vẫn còn sử dụng chúng ở nhiều nơi.
USB 2.0 là gì?
USB 3.0 là thế hệ thứ ba của chuẩn USB (Universal Serial Bus), cho phép các thiết bị ngoại vi kết kết nới máy tính hay thiết bị điện tử nói chung. USB 3.0 có tốc độ đường truyền mới tên là SuperSpeed (SS), cho phép truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 5 Gbit/s (625 MB/s), tức gấp mười lần so với chuẩn USB 2.0 trước đó. Để nhận biết cổng USB 3.0 rất đơn giản, bạn chỉ cần nhìn vào khe cắm sẽ thấy viền nhựa màu xanh trên cổng USB-A, hoặc ký hiệu chữ SS trên bề mặt USB.
USB 3.0 là thế hệ thứ ba của chuẩn USB V
Đến năm 2017 trở đi thì USB 3.0 được đổi tên gọi thành USB 3.1 gen 1 (thế hệ 1).
Hiện nay, phiên bản USB 3.1 (hay còn được biết đến với tên gọi USB Type-C) đã có mặt trên kha khá thiết bị, tuy vẫn chưa trở nên quá phổ biến do giá thành và mức độ kỹ thuật cao, nhưng chắc chắn sẽ trở nên thịnh hành trong những năm tới bởi sự lỗi thời của microUSB.
Nhìn chung, nếu như không có những đặc điểm mà nhà sản xuất cố ý làm khác đi thì 2 cổng USB này có rất nhiều điểm chung. Vậy những điểm khác nhau của cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0 là gì? dưới đây là một vài so sánh:
Điểm dễ nhận biết giữa USB 3.0 và USB 2.0 nhất chính là phần màu nhựa trong khe cắm. USB 3.0 sẽ được sơn màu Xanh dương và USB 2.0 sẽ là màu đen.
Thiết kế màu sắc khác nhau
Một điểm nữa đó chính là ký hiệu SS (viết tắt của Super Speed – Siêu tốc độ), nó xuất hiện bên cạnh biểu tượng USB trên các cổng kết nối để báo hiệu cho bạn biết đó là USB 3.0. Với cổng USB 2.0 thì sẽ chỉ có duy nhất biểu tượng USB mà thôi.
Ký hiệu trên cổng USB
Hình trên đây là những mẫu mà cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0 sở hữu, bạn có thể tham khảo để biết về cổng giao tiếp.
Càng về sau thì thế hệ càng được phát triển và nâng cấp hơn. Áp dụng được nguyên lý như vậy, nhà phát triển đã nâng cấp về tốc độ truyền đối với USB cho các thế hệ về sau. USB 2.0 có tốc độ truyền 480 Mb/s còn USB 3.0 có tốc độ truyền 4,8 Gb/s - nhanh hơn gấp 10 lần so với USB 2.0. Mang chức năng truyền tải dữ liệu nhưng đôi khi có thể dùng làm nguồn điện cho một vài thiết bị cần điện để làm việc thì USB có thể đảm nhiệm tốt hơn USB 2.0 một chút.
Bổ sung số lượng dây: Số lượng dây trong USB 3.0 tăng gấp đôi, từ 4 dây lên 8 dây so với USB 2.0. Các dây bổ sung cần nhiều không gian hơn trong cả phần cáp và kết nối, vì vậy các kiểu kết nối mới đã được thiết kế.
Mức tiêu thụ năng lượng: USB 2.0 cung cấp 500 mA trong khi USB 3.0 cung cấp lên đến 900 mA. Thiết bị USB 3.0 cung cấp thêm năng lượng khi cần thiết và tiết kiệm năng lượng hơn khi thiết bị được kết nối nhưng không hoạt động.
Nhiều băng thông: Thay vì xử lý dữ liệu theo một chiều, USB 3.0 sử dụng hai đường dẫn dữ liệu một chiều, một để nhận dữ liệu và một để truyền tải dữ liệu trong khi đó USB 2.0 chỉ có thể xử lý dữ liệu theo một chiều. Điều này cũng gây nhiều khó khăn trong việc truyền tải dữ liệu. Nếu bạn đang dùng USB 2.0 thì phải có cổng quy đổi để đáp ứng được nhu cầu.
Tính năng mới: Một tính năng mới đã được tích hợp thêm trên USB 3.0 (sử dụng gói NRDY và ERDY) để thông báo một thiết bị không đồng bộ với máy chủ.
Khi dữ liệu được truyền giao thông qua thiết bị USB 3.0, dây cáp và kết nối, máy chủ sẽ gửi yêu cầu thông báo chọn cách thức kết nối các thiết bị. Các thiết bị này có thể được chấp nhận kết nối hoặc bị ejects (loại bỏ).
Nếu được chấp nhận, các thiết bị sẽ gửi dữ liệu hoặc nhận dữ liệu từ máy chủ.
Nếu thiếu không gian đệm hoặc dữ liệu, nó sẽ phản ứng bằng tin hiệu Not Ready (NRDY) - tín hiệu để thông báo máy chủ không thể xử lý yêu cầu. Khi thiết bị đã sẵn sàng, nó sẽ gửi một Endpoint Ready (ERDY) đến host mà sau đó sẽ thực hiện lại các kết nối.
Vì độ truyền tải của cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0 chênh nhau 10 lần nên giá cả ở đây chênh nhau cũng gần 10 lần. Vì thế khi lựa chọn mua bạn nên tìm hiểu mình muốn mua loại nào? Nếu lâu lâu mới sử dụng thì USB 2.0 thích hợp lại tiết kiệm và nếu mạnh hơn thì cứ dạn lên dùng USB 3.0 thôi.
Cổng USB 3.0 có thể tương thích ngược với cổng USB 2.0. Tức là bạn có thể cắm sử dụng 1 chiếc USB chuẩn 3.0 vào cổng USB 2.0 trên laptop hoặc máy tính để bàn, tuy nhiên tốc độ sẽ bị giới hạn. Chính vì thế để đạt tốc độ cao nhất, 2 thiết bị kết nối phải có cùng chuẩn USB 3.0.
USB 3.0 có cắm vào cổng USB 2.0 được không?
Nói tóm lại, sau khi hiểu cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0 là gì, dùng để làm gì, thì bạn đã có thể chọn được và sử dụng đúng loại cáp USB có giao diện phù hợp với thiết bị, để phát huy tốc độ truyền tải dữ liệu cũng như tránh làm hỏng thiết bị của mình. Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn phân biệt cổng USB 2.0 và cổng USB 3.0. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ít giúp bạn trong cuộc sống hằng ngày.
Xem thêm>>>
Giải đáp từ A đến Z về cổng USB type C
Cổng lightning là gì, usb type-c là gì, loại nào tốt hơn
Hướng dẫn khắc phục lỗi laptop sạc không vào pin cực dễ tại nhà
copyright © mega.com.vn