Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
06-11-2020, 11:00 am 1248
Đánh Giá Nhanh CPU Ryzen 9 5950X Đến Từ Đội Đỏ AMD
Bài đánh giá đầy đủ về flagship Ryzen 9 5950X này sẽ là bài đánh giá đầu tiên của tôi về dòng CPU Ryzen 5000 mới của AMD. Là phiên bản thay thế trực tiếp cho R9 3950X, sản phẩm mới này có 16 lõi với hỗ trợ SMT cho 32 luồng. Giá bán lẻ từ khi công bố đã được tăng từ $ 750 lên $ 800, biến nó trở thành một trong những CPU đắt tiền trên nền tảng AM4.
Hiện tại trên tay tôi cũng có các dòng khác như Ryzen 9 5900X, Ryzen 7 5800X và Ryzen 5 5600X và bạn sẽ thấy các bài đánh giá về các dòng sản phẩm này đó trong vài ngày tới. Tôi cảm thấy rằng những bộ vi xử lý AMD mới này đều sở hữu cho mình những nâng cấp tạo nên sự khác biệt và bước tiến đáng kể nên chúng xứng đáng được đánh giá riêng chi tiết hơn.
AMD đang giải thích cho việc tăng giá bán ra trong loạt sản phẩm mới bằng những tuyên bố về mức hiệu năng được cải thiện, đặc biệt là khi nói đến hiệu năng chơi game. Những điểm nổi bật bao gồm tốc độ xung nhịp tăng lên đến 4,9 GHz và cải tiến IPC 19% nhờ thiết kế mới cho thấy phức hợp lõi được mở rộng lên 8 lõi với cấu trúc liên kết bộ nhớ cache L3 32MB mới bằng cách sử dụng cùng một quy trình TSMC 7nm.
Có một số cải tiến về kiến trúc, tôi đã xem qua một số cải tiến ngay khi chúng được công bố nhưng tất cả những gì tôi có thể làm được lúc đó là nghĩ đến các tính năng của CPU này trên giấy. Điều làm tôi thực sự quan tâm ở đây là benchmarks.
Cũng như mọi khi, đầu tiên chúng ta sẽ cùng xem qua cấu hình hệ thống mà tôi sử dụng để kiểm tra hiệu năng của phiên bản này. Để có được những chỉ số chính xác nhất trong cuộc thử nghiệm, tôi đã sử dụng mainboard MSI X570 Godlike vì đây là một trong bốn bo mạch chủ X570 được hỗ trợ BIOS từ AMD. Mặc dù trước khi phát hành các bo mạch AM4 khác đã hỗ trợ Zen 3, tỗi vẫn sử dụng bo mạch này để giúp tăng tốc độ cũng như giảm việc phát sinh những sự cố không đáng có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.
Bo mạch này có khả năng tương thích tốt với các đời CPU Zen, Zen +, Zen 2 và Zen 3, mặc dù thế hệ đầu tiên không được liệt kê chính thức. Tuy nhiên, hầu hết các bo mạch của X570 đều có khả năng hỗ trợ các dòng Ryzen 1000. Mainboard X570 Godlike mà tôi đang sử dụng ở đây có thể cắm được cả Ryzen 5 1600 và Ryzen 9 5950X mới và cả hai đều hoạt động hoàn hảo, đây là mainboard cho cả 4 thế hệ CPU.
Mặt khác, để kiểm tra tất cả các thế hệ CPU của Intel bạn cần đến 3 dòng mainboard khác nau. Trong thử nghiệm này, tôi đã trang bị cho cấu hình PC cho hệ thống AMD và Intel bộ nhớ ram 32GB với 4 thanh 8GB G.Skill TridentZ DDR4-3200 CL14. Về bộ phận tả nhiệt, tôi sử dụng iCUE H150i Elite Capellix AIO của Corsair, vì hầu hết các CPU này đều không có bộ tản nhiệt kèm theo.
Gần đây tôi đã nhận được bo mạch chủ Asus ROG Crosshair VIII Dark Hero mới, đây là phiên bản sửa đổi của bản gốc. Nó có giá bán đề xuất đâu đó khoảng 400usd cho phiên bản Wi-Fi 6. Đây dường như là một bo mạch được nâng cấp so với bản gốc khi loại bỏ quạt chipset X570 và nâng cấp VRM lên 16 tầng nguồn 90A TI. Đây có vẻ là một bo mạch chủ X570 cao cấp có thể dễ dàng sánh ngang với các mẫu giá 700 USD như X570 Godlike của MSI về hiệu năng VRM, nhưng có giá bán rẻ hơn.
Và cuối cùng, VGA tôi đang sử dụng là GeForce RTX 2080 Ti, nhưng đối với các thử nghiệm chơi game, tôi đã sử dụng RTX 3090 để thay thế. Nào bây giờ chúng ta sẽ cùng đi đến với các bảng đồ thị...
Benchmarks
Đầu tiên sẽ là Cinebench R20
Ở thử nghiệm này, Ryzen 9 5950X trở thành CPU máy tính để bàn đầu tiên phá vỡ rào cản 10.000 điểm. Mức hiệu năng tăng lên khoảng 10% khi so sánh với 3950X.
So với sản phẩm 10900K của Intel, 10900K, chúng ta có mức hiệu năng tăng gần 60%, mặc dù sản phẩm của AMD có số lõi nhiều hơn 60%.
Mặc dù vậy, hiệu năng thực sự của CPU này là hiệu năng đơn lõi với mức chênh lệch nhanh hơn 20% so với 3950X và nhanh hơn 17% so với 10900K. Hiệu năng đơn lõi càng coi thì hiệu năng khi chơi game càng cao.
Tôi cũng đã kiểm tra tốc độ xung nhịp của 5950X trong bài kiểm tra Cinebench R20 . Đối với bài kiểm tra đa lõi, trong đó tất cả các lõi đều tải nặng, 5950X đạt xung nhịp khoảng 3,95 GHz, mặc dù trong thử nghiệm Blender tốc độ đạt 4,2 GHz vì con số này phụ thuộc vào khối lượng công việc. AMD đã nói rằng tần số xung nhịp cơ bản là 3,4 GHz.
AMD cũng nói rằng tần số xung nhịp tối đa là 4,9 GHz và điều này sẽ đạt được trong khối lượng công việc đơn lõi hoặc luồng nhẹ. Trong bài kiểm tra đơn lõi Cinebench, 5950X thường hoạt động ở tốc độ 5 GHz hoặc 5050 MHz. Mức xung nhịp cao hơn 150MHz so với những gì AMD đã nói.
5950X chỉ nhanh hơn 8% so với 3950X trong bài kiểm tra nén File 7-Zip File Manager, mặc dù đó vẫn là một sự cải tiến tốt về hiệu suất so với thế hệ cũ, nhưng vì giá của nó cũng cao hơn 7% nên điều đó có nghĩa là tôi không thấy sự cả thiện về hiệu suất trên tỷ lên giá.
Một con số ấn tượng hơn ở thử nghiệm giải nén với 7-Zip File Manager với tốc độ nhanh hơn 14% so với 3950X và nhanh hơn gần 80% so với 10900K.
Đa số những bộ xử lý đến team đỏ AMD chiếm ưu thế về sức mạnh mã hóa AES và benchmarks SiSoft Sandra là một trong những bài kiểm tra cân bằng hơn. Điều đó nói lên rằng, kiến trúc Zen 3 mang đến ít cải tiến hơn khi so với Zen 2, nhưng ngay cả như vậy 5950X vẫn nhanh hơn 71% so với 10900K.
Với Blender, những gì tôi thấy chỉ là một cải tiến nhỏ cho 5950X so với 3950X khi những con số chỉ nhỉnh hơn 6%. Nhưng như vậy vẫn đủ để giúp cho 5950x bỏ xa 10900K với tốc độ nhanh hơn gần 50%, con số này làm cho nó trở nên đáng giá hơn.
Ở bài kiểm tra V-Ray, mức hiểu năng gia tăng so với thế hệ trước thực sự lớn khi nhanh hơn 20% so với 3950X và nhanh hơn 62% so với Core i9-10900K. Đây là một tin hấp dẫn cho những người dùng sử dụng V-Ray, mg không muốn bỏ ra số tiền lớn để sở hữu những sản phẩm trong dòng Threadripper.
Hiệu năng đạt được trong thử nghiệm DaVinci Resolve Studio 16 phụ thuộc nhiều hơn vào sức mạnh của GPU, nhưng như những gì bạn có thể thấy ở bảng trên, CPU vẫn có thể tạo ra sự khác biệt với mức tăng nhỏ 4% của 5950X so với 3950X.
Mức Hiệu trong Premiere Pro cũng tăng nhẹ 5% so với 3950X và 15% so với 10900K
Không giống như phần mềm chỉnh sửa video, Adobe Photoshop chủ yếu dựa vào hiệu năng đơn luồng và kết quả là 5950X có thể tăng hiệu suất mạnh mẽ hơn 3950X với hiệu suất tăng 18%. Ryzen 9 cũng nhanh hơn 10% so với 10900K, một con số rất ấn tượng.
After Effects là một ứng dụng khác dựa nhiều vào sức mạnh hiệu năng đơn lõi và tôi đang thấy lợi thế hiệu suất mạnh mẽ của 5950X khi nhanh hơn 20% so với 3950X và nhanh hơn 15% so với 10900K.