Hotline: 0236.3689.300
Chat tư vấn ngay messenger zalo livechat
Bạn cần gì có thể chát với chúng tôi
Máy bộ Mega Màn hình máy tính Máy Tính Xách Tay Linh kiện Máy Tính Gaming Gear & Console Tản Nhiệt TB lưu trữ ,nghe nhìn Máy tính bộ - Máy chủ Phụ Kiện Thiết bị mạng Thiết bị văn phòng Camera - Phần mềm Đồng Hồ- Đồ công nghệ Apple Store

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

Bán hàng trực tuyến
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG TOÀN QUỐC
Linh kiện máy tính - PC lắp ráp
  • Zalo Mr.Duy: 0788 896 096
  • Zalo Ms.Trâm: 0374 729 140
  • Zalo Ms.Mai: 0776 662 434
  • Zalo Ms.Hiếu: 0367 780 359
  • Zalo Mr.Tùng: 0702 699 961
Laptop - Máy in - Camera
  • Zalo Mr.Tiến: 0905 568 434
  • Zalo Mr.Toàn: 0398 743 729
  • Zalo Ms.Nga: 0905 910 094
Dealer - Tư vấn GameNet
  • Zalo Ms.Sương: 0918 348 455
  • Zalo Ms.Thảo: 0942 011 640
  • Zalo Ms.Tính: 0935 494 993
  • Zalo Mr.Nghĩa: 0935 484 873
  • Zalo Ms.Thúy: 0942 011 628
Doanh Nghiệp - Dự Án
  • Zalo Mr.Việt: 0935 555 654
Phòng kỹ thuật
  • Zalo SĐT: 0942 011 627
Hỗ trợ bảo hành
  • Zalo Mr.Sơn: 0905 717 140
Hướng Dẫn Trả Góp Khuyến mãi

Review Intel Core i5 – 12600: Liệu có đáng đầu tư khi không có lõi E?

18-06-2022, 2:06 pm   1854

Review Intel Core i5 – 12600: Liệu có đáng đầu tư khi không có lõi E?

Core i5 – 12600 thuộc thế hệ 12 Alder Lake nhà Intel đã trở thành người dẫn đầu của một loạt bộ vi xử lý. Thực chất, các con chip có hậu tố không phải K, K và KF thường khá giống nhau, điểm khác biệt duy nhất chỉ là có đồ hoạ tích hợp hoặc hỗ trợ ép xung. Tuy nhiên, i5 -12600 lại là một bộ vi xử lý rất khác so với Core i5 – 12600K và i5 – 12600KF.

Trên thực tế, i5 -12600 sẽ có sự tương đồng với người bạn i5 – 12400F hơn. Với sự xuất hiện của thế hệ 12, Intel đã phân nhánh vi xử lý máy tính để bàn Core i5 thành hai dòng phụ. Trong đó, i5 – 12600K tiếng tăm và KF được thiết kế dựa trên khuôn Alder Lake C0 lớn hơn và có cung cấp kiến trúc Hybrid. Đặc biệt phải kể đến sự cải tiến của kiến trúc lai 86x với sáu lõi P hiệu suất hoạt động song song với bốn lõi E tiết kiệm điện. Mặt khác, phần còn lại của dòng Core i5 lại dựa trên một khuôn nhỏ hơn về mặt vật lý có tên là “H0” chỉ có sáu lõi P mà không có sự hiện diện của lõi E. i5 – 12600 chính là một trong những con chip tiêu biểu trong các vi xử lý H0 đáng chú ý. Đây cũng chính là vi xử lý nhanh nhất của Intel Alder Lake hoạt động không có lõi E.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về bộ vi xử lý này, hãy cùng Mega đi sâu đánh giá chi tiết CPU tầm trung i5 – 12600 trong bài viết này nhé!

 

i5 -12600 là con chip CPU không hybrid nhanh nhất

 

I. Giá cả và thông số kĩ thuật

Core i5 – 12600 là bộ xử lý đa lõi truyền thống không có yếu tố Hybrid nào và cũng không cần công nghệ Thread Director như 12600K. So với khuôn C0 của “anh đại” i9 – 12900K, con chip xử lý này được xây dựng dựa trên khuôn nhỏ hơn 24% có mã là H0, tổng kích thước chip sẽ là 37,5mm x 45,0mm, giống như LGA1366 trước đó.

Nếu khuôn C0 có 8 lõi Golden Cove P và 8 lõi Gracemont E thì silicon H0 thiếu lõi E và vệ mặt vật lý chip sẽ chỉ có P. Với các cụm lõi E và vài lõi P, kích thước bô nhớ cache L3 cũng sẽ được giảm xuống còn 12MB để tương ứng, còn lại đồ hoạ, cổng giao tiếp giống như trên khuôn C0.

Vi xử lý i5 – 12600 được trang bị 6 lõi và 12 luồng, và như đã nói trước đó, 12600 sẽ không có cụm lõi E mà chỉ tập trung vào sáu lõi với kiến trúc Golden Cove đảm nhiệm sứ mệnh tối đa hoá hiệu suất đơn luồng và khả năng phản hồi. Mỗi P – core sẽ có 1,25MB bộ nhớ đệm L2 chuyên dụng và sáu lõi sẽ cùng chia sẻ 18MB ở L3. Các nền tảng đầu vào/ra, bao gồm hỗ trợ bộ nhớ DDR5 và PCI-Express 5.

 

Phân tích phân khúc thị trường Intel Core i5-12600

 

I5 – 12600 có mức xung nhịp cơ bản ở mức 3,3 GHz cùng turbo Boost đạt tối đa lên đến 4,8GHz. Giới hạn công suất của CPU này tương đồng với i5 -12400 với mức cơ bản là 65W và tối đa là 117W. Bên cạnh đó, card UHD Graphics 770 dựa trên kiến trúc đồ hoạ Xe LP được trang bị, mang 32EU và chạy ở xung nhịp lên đến 1,45GHz.

I5 – 12600 có socket LGA1700 có quy trình trực quan, tuy nhiên không may rằng socket đi kèm với khoảng cách lỗ gắn bộ làm mát với LGA1200 và năm ổ cắm dòng H khác nhau trước đó. Vì vậy người dùng cần tìm bộ làm mát tương thích. Bên cạnh đó, tặng kèm theo con chip sẽ là bộ tản nhiệt gốc nhỏ gọn, hiện đại của nhà Intel.

 

Bộ tản nhiệt gốc nhà Intel 

 

Socket 1700

 

Intel đang cung cấp i5 – 12600 với giá khoảng 240 đô la, rẻ hơn 30 đô la so với i5 – 12600K tiếng tăm và nhỉnh hơn 20 đô so với người bạn khác hậu tố i5 – 12600KF. Trong bài đánh giá này, chúng ta sẽ cùng xem xét liệu rằng 12600 có xứng đáng đầu tư với không có lõi E hay không? Hay bỏ thêm 20-30 đô la để nhận người anh em cùng nhà có lõi E để PC thêm “cơ bắp”?

 

 

II. Thiết lập thử nghiệm

Trong các bài thử nghiệm dưới đây, chúng tôi sẽ sử dụng cấu hình tương tự cho các chip thế hệ 12 của nhà Intel. Cụ thể bo mạch chủ được sử dụng sẽ là Asus Z690 cao cấp, bộ nhớ sẽ lần lượt là DDR4 – 3200DDR5 – 6000 kết hợp với 1TB dung lượng trên hệ điều hành Windows 11. Lần này GeForce RTX 3080 sẽ được sử dụng để đánh giá tối đa hiệu năng.

Ở các chip đối thủ dòng 5000 của nhà đỏ AMD, mainboard MIS MPG X570 BIOS 7C37vAF3 cùng bộ nhớ DDR4 – 3600 sẽ là cấu hình hỗ trợ cho đợt thử nghiệm này. Còn lại, dung lượng và đồ hoạ tương tự với Intel 12.

Với tất cả các anh em tiền nhiệm thế hệ 11 Rocket Lake sẽ được test dựa trên bo mạch chủ Asus Z590 BIOS 1007 kết hợp với RAM DDR4 – 3600.

Ngoài ra, bảng đánh giá này còn có sự góp mặt của cả Intel thế hệ 10 Comet Lake, thực hiện trên Asus Z490 BIOS 2301 và bộ nhớ DDR4 – 3600 tương tự Ryzen và Intel 11.

 

1. Điểm chuẩn tổng hợp

Super Pi là một trong những điểm chuẩn phổ biến nhất với đối tượng thường ép xung và chỉnh sửa. Đôi khi máy tính bạn có thể hoạt động trơn tru với các tác vụ thông thường, tuy nhiên lại chậm chạp với một vài tính toán cơ bản. Đây sẽ là công cụ giúp bạn kiểm tra xem sức mạnh của CPU. Phần mềm sẽ kiểm tra CPU đơn luồng trên các chip CPU, tập trung đánh giá tốc độ xử lý của máy tính. Người dùng thường sử dụng để đo tốc độ của chip trước và sau khi ép xung.

 

Điểm chuẩn SuperPi 

 

Ở bảng này, i5 – 12600 dẫu không thuộc top 5 nhưng thành tựu đầu tiên có lẽ là tự tin vượt mặt 12600K và thậm chí là người anh 12700K cùng nhà. Khi ép xung, chip đạt 381s chỉ xếp sau Ryzen 7 5800XRyzen 5 5600X của đội đối thủ và những thế hệ 11 của Intel.

Trong khi Super Pi tập trung vào việc tính số Pi cho tốc độ tính toán thì wPrime lại đảm nhiệm giải quyết một vấn đề toán học khác đó là tìm số nguyên tố bằng phương pháp NewTon. Đây là điểm chuẩn đánh giá hiệu suất tất cả các nhân và luồng trên một bộ xử lý.

 

Điểm chuẩn wPrime

 

Dẫu ta vẫn chưa thể thấy sức mạnh vượt trội của i5 – 12600 ở cả xung nhịp cơ bản lẫn khi ép xung, nhưng ở bảng điểm này 12600 đã vượt hẳn 42% so với 12600K có lõi E đi kèm. Thậm chí vượt xa luôn hẳn 12700KRyzen 5 5600X lần lượt là 33% và 4%.

 

2. Điểm chuẩn kết xuất

Chúng ta sẽ bắt đầu với CineBench, một trong những điểm chuẩn CPU hiện đại phổ biến nhất vì được xây dựng dựa trên tiến trình kết xuất của phần mềm Cinema 4D. Dường như đây đã trở thành đánh giá tiêu chuẩn, tại đây CineBench R23 sẽ kiểm tra hiệu suất của cả đơn luồng và đa luồng.

 

Hiệu suất đa luồng

 

I5 – 12600 đã có sự thể hiện ở hiệu suất đa luồng khi ép xung. Với 15251 điểm, vi xử lý đã leo lên top 5 chỉ đứng sau Ryzen 7 5800X, Ryzen 9 3900X. Ở bảng này, i5 – 12600K cũng thể hiện sức mạnh của thiết kế phân lõi khi vượt mặt i5 -  12600. Khi không ép xung, chip ở thứ hạng trung bình, khoảng cách chênh lệch giữa 12600 và 12600K là 36%.

 

Hiệu suất đơn luồng

 

Tuy nhiên, tình thế đã thay đổi khi sang bảng điểm đơn luồng, nhờ tập trung chủ yếu vào lõi P nên i5 12600 đã phát huy được sức mạnh ở bảng trên. Nằm gọn trong top đầu chỉ thua người anh i7 - 12700K khi ép xung và chỉ thấp hơn 2% so với 12600K. Đặc biệt, lần này 12600 tự tin đè bẹp các đối thủ nhà AMD.

 

Blender

 

Tiếp tục với Blender v2.92, i5 – 12600 đạt 222s thấp hơn người anh thế hệ trước là 11700K và 10700K. Tuy vậy, ở trong bảng điểm này, 12600 vẫn nổi bật khi tăng 15% so với i5 10600 và 8% đối với 11600K tiền nhiệm. Khi ép xung, chip đạt 167,3s, thấp hơn 12600K 13% và thua Ryzen 7 5800X với mức chênh lệch khá thấp.

 

Corona

 

Corona là một trình kết xuất ảnh thực hiện đại có sẵn cho Autodesk 3Ds Max và Cinema 4D. Bài test này sẽ không bị ảnh hưởng bởi GPU mà tập trung chủ yếu vào sức mạnh hiệu suất của CPU. I5 - 12600 không có vị trí nổi trội trong bảng điểm này, chip thấp hơn hẳn 32% so với 12600K có lõi E kèm theo.

 

Keyshot

 

Đến với Keyshot 10 – phần mềm có quy trình làm việc nhanh chóng, được tối ưu hoá để sử dụng trên cả CPU và GPU, tuy nhiên ở bảng điểm này ta vẫn sẽ tập trung chính là CPU vì trình kết xuất GPU vẫn còn một số hạn chế về khả năng kết xuất. i7- 12700K dẫn đầu tại bài thử nghiệm này còn i5 12600 vẫn thấp hơn 34% so với 12600K, khi ép xung khoảng cách giảm còn 16%.

 

VRay

 

Một lần nữa, 12600 vẫn chưa thể vượt 12600K ở V-Ray 5. Với 11972 điểm, 12600K nghiễm nhiên nằm ở vị trí thứ 2 trong khi 12600 vẫn thấp hơn 25% và 10% khi ép xung. Chip cao hơn Ryzen 5 5600X đội đối thủ với mức 7%.

 

 

3. Điểm chuẩn phát triển trò chơi & phần mềm

Đầu tiên, ta đến với Unreal Engine 4, một trong những game engine đa nền tảng hàng đầu trong ngành. Khi chưa ép xung, 12600 vẫn nằm ở vị trí không mấy khả quan dẫu vượt 11% so với 11600K. Tuy vậy, khi ép xung 5.0GHz, con chip này đã mạnh mẽ tăng 21% vươn hẳn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng, xếp sau Ryzen 5 5800X với mức chênh chỉ 1,6%.

 

Unreal Engine 4

 

Microsoft Visual Studio 

 

Để đánh giá điểm chuẩn biên dịch phần mềm, chúng tôi sử dụng Microsoft Visual C++ bởi đay là ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất để tạo các ứng dụng Windows chuyên nghiệp. Kết quả đã khả quan hơn, i5 12600 vượt mặt hẳn “đàn anh” i9 – 10900, cao hơn 9% so với 11600K. 

 

4. Điểm chuẩn duyệt web

 

Google Octane

 

Google Octane kiểm tra hiệu suất trình duyệt web bằng cách chạy bộ kiểm tra dựa trên Javascript. Cuối cùng ta cũng đã thấy sự vượt trội của vi xử lý i5 – 12600, leo thẳng lên top đầu chỉ chịu thua 12600K với mức chênh chỉ 2% nhưng khi ép xung lại tự tin vượt thẳng mặt, chỉ chấp nhận thua mỗi người anh cùng nhà i7 – 12700K với khoảng cách nhỏ 1,6%.

Đến với Mozilla Kraken, ta lại tiếp tục xem bảng điểm mà phần mềm đo thời gian thực thi của Javascript, nhưng lần này sẽ dựa trên điểm chuẩn của Sunspider. Bài test sẽ cho ra kết quả của bao gồm xử lý âm thanh, thuật toán tìm kiếm, lọc hình ảnh, phân tích cú pháp JSON.

 

Mozilla Kraken

 

Khi ép xung, ngai vàng chính thức thuộc về 12600 tại bảng xếp hạng này, sau bao nhiêu lần chip đã vinh quang vươn lên hạng nhất vượt lên tất cả đối thủ Ryzen lẫn anh em cùng nhà Intel. Khi ở mức xung nhịp thông thường, chip cũng chiếm thứ hạng 4, chỉ chênh 0.7% đáng tiếc so với 12600K và 3.5% so với 12700K.

Ở WebXPRT, i5 – 12600 vẫn duy trì điểm số tốt, chỉ thua 12600K 3%.

 

WebXPRT

 

5. Điểm chuẩn ứng dụng

Đầu tiên ta đến với các tác vụ văn phòng cơ bản của Microsoft Office bao gồm Word, PowerPoint và Excel.

 

Microsoft Word

 

Nhờ sự tập trung chủ yếu sức mạnh vào 6 lõi P cân hiệu suất đơn luồng nên chúng ta đã có thể thấy sự vượt trội rõ ràng của 12600 tại các bảng điểm này. Trong Word, 12600 chỉ chịu thua 12600K với 0.5% rất nhỏ còn lại đè bẹp tất cả các đối thủ còn lại, thậm chí cả Ryzen 7 5800X cũng thấp hơn 7.4% và vượt luôn cả i9 – 11900K cùng nhà. Khi ép xung, chip leo thẳng lên vị trí thứ 2, xếp sau i7 – 12700K.

 

Microsoft Powerpoint

 

Tương tự ở Powerpoint, sức mạnh của CPU tầm trung này cũng được thể hiện, việc thiếu lõi E không ảnh hưởng mấy đến hiệu suất của chip xử lý ở khía cạnh này. Với 5995 điểm, 12600 đã đánh bại 12600K có E và cũng chỉ thua đàn anh dẫn đầu Core i7. Excel cũng tương tự như vậy, chip vẫn nằm gọn trong top 5 cùng các dòng chip thế hệ 12 khác có hậu tố và có hỗ trợ phân lõi.

Chúng tôi chuyển sang thử nghiệm trên các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, video. Bằng các công việc như thay đổi kích thước hình ảnh, làm mờ, sắc nét, điều chỉnh màu sắc cũng như xuất hình ảnh. Đồng thời, chúng tôi cũng đánh giá nâng cao bằng các thao tác phức tạp hơn như điều chỉnh ống kính, sắc nét thông minh, chọn đối tượng và thay đổi độ nghiêng.

 

Adobe Photoshop 

 

Dẫu không quá nổi bật như ở các tác vụ văn phòng nhưng trong Adobe Photoshop, i5 – 12600 vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhà AMD dường như không có cơ hội đối đầu với 12600 ở bảng này, duy nhất chỉ có Ryzen 7 5800X thua 0.1s không đáng kể.

 

Adobe Premiere Pro 

 

Chuyển sang Adobe Premiere Pro, đây là phần mềm này hầu hết tính hiệu suất đơn luồng và mã hoá đa phương tiện được GPU tăng tốc nên điểm chuẩn “xuất” ở CPU không có ý nghĩa nhiều. Lần này, chúng tôi sử dụng cách thức theo dõi đối tượng khi quét qua video để thực hiện đánh giá. I5 – 12600 thấp hơn 12600K và Ryzen 7 5800X 4.8% nhưng tình thế sẽ thay đổi khi ép xung chip.

 

6. Điểm chuẩn nén

 

WinRar

 

Lần này, chúng tôi sẽ sử dụng WinRar thay cho Zip cổ điển bởi phần mềm này sử dụng thuật nén nâng cao hơn, cho phép mở rộng trên nhiều lõi xử lý. 12600 thấp hơn 7.6% so với 12600K và thấp hơn i7 và i9 thế hệ trước, nhưng khi ép xung mức 5.0GHz chip vẫn leo lên top 4, vị thứ này có thể xem xét.

 

7-Zip Pack

 

7 - Zip Unpack

 

Ở một phần mềm phổ biến khác là 7 – Zip, có lẽ không có sự vượt trội nào của chip xử lý ở bảng điểm này. I5 – 12600 vẫn phải chịu thua đàn anh tiền nhiệm, chỉ vượt i5 – 11600K với 10%. Các đối thủ Ryzen đã có không gian thể hiện hơn, đáng tiếc khoảng cách giữa i5 – 12600 và Ryzen 5 5600X chỉ là 3%.

 

7. Điểm chuẩn mã hoá

Ngày nay, tất cả video dù là trên TV, phương tiện truyền thông hay được phát trên Internet đều được nén bằng các codec khác nhau. Đầu tiên AV1 sẽ được sử dụng để đánh giá tốc độ mã hoá trên các vi xử lý.

 

AV1

 

Ở mức xung nhịp ổn định, i5 – 12600 vượt 3% so với Ryzen 5 5600X nhà đỏ, tuy nhiên lại không có lợi thế khi cạnh tranh với 12600K và Core i9 thế hệ 10, 11 trước. Chỉ khi ép xung con chip mới vận dụng tối đa công suất để vượt lên, rút ngắn khoảng cách với 12600K còn 5,7%.

 

H.265

 

Tiếp theo, chúng tôi sẽ nén video 4K bằng bộ mã hoá X265 với độ sâu màu 8 bit và mã hoá với H.265, hay còn gọi là HEVC. Đã có sự tụt hạng so với bảng điểm trước khi i5 – 12600 vị vượt mặt bởi đối thủ Ryzen 5 5600X và các dòng chip Intel tiền nhiệm khác. Dẫu đã ép xung thì chip vẫn thua 12600K với 7%. Tại đây, đàn anh 12700K vẫn mạnh mẽ duy trì vị trí dẫn đầu.

Tuy nhiên, i5 – 12600 lại khá hữu dụng khi mã hoá MP3, minh chứng là ở bảng dưới đây.

 

 MP3 Encoding

 

8. Điểm chuẩn trò chơi

 

BattleField V

 

Chip xử lý 12600 của Intel đã được thể hiện sức mạnh trong tựa game thử nghiệm đầu tiên – Battlefield V. Với mức thiết lập ở 1080p, 12600 đánh bại tất cả Ryzen của AMD, vượt 6% so với 5600X, đứng sau 12600K với khoảng cách sát sao chỉ 1.2%. 

Tình hình tương tự diễn ra trong Borlerlands 3. Intel Core i5 – 12600 tiếp tục bỏ xa các đối thủ, trên cơ i9 – 11900K và vượt hẳn 11% so với Ryzen 5 5600X.

 

BorderLand 3

 

Cyberpunk 2077 1080p

 

Ở Cyberpunk 2077, chip có lẽ không được "ưu ái". Dù vậy, i5 -12600 vẫn đồng thứ hạng với Ryzen 7 5800X mạnh mẽ, và vượt luôn 12600K dù khoảng cách rất nhỏ. Kết quả sẽ chỉ khả quan hơn khi người dùng ép xung CPU giúp giật thứ hạng 3 để xấp xỉ i7 – 12700K. Điều đặc biệt là i9 – 10900K lại chiếm “spotlight” ở tựa game này.

 

Far Cry 5 1080p

 

Đáng mừng rằng i5 – 12600 đã được thể hiện bản thân trong Far Cry 5. Một lần nữa, không có chip AMD nào leo lên cạnh tranh vị trí trong bảng điểm này. So với 12600K và 12700K, 12600 vẫn giành thứ hạng cao với khoảng cách lần lượt là 1,8% và 4%. Và uy lực của người dẫn đầu sẽ thuộc về 12600 khi OC lên 5.0GHz.

 

Far Cry 5 1440p

 

Khi điều chỉnh ở mức 1440p cũng không thấy sự thay đổi quá nhiều ở bảng xếp hạng, i5 – 12600 vẫn chiếm vị thứ cao vượt xa so với đối thủ nhà đỏ AMD. Tuy nhiên ở mức thiết lập này 12600K đã trèo lên thứ hạng cao hơn khi tăng 0.3%, đây vẫn là con số không đáng kể nếu so sánh. Khi ép xung 12600 vẫn giữ vững vị trí đầu bảng. 

 

Metro Exodus 1080p

 

Chính thức ở Metro Exodus, không còn đối thủ nào nữa, i5 -12600 chính là “ông trùm” tại bảng xếp hạng khi bỏ lại 12600K vượt xa cả Ryzen 7 5800X.

 

Shadow Of the Tomb Raider 1080p

 

Shadow Of the Tomb Raider 1440p

 

Vẫn là mức thiết lập 1080p cùng card RTX 3080, 12600 vẫn tự tin khẳng định hiệu năng mạnh mẽ ở tựa Shadow Of the Tomb Raider.  Thử điều chỉnh lên 1440p, đã thấy sự tụt hạng của vi xử lý i5 – 12600. Lần này có sự xuất hiện của nhà AMD với đại diện là Ryzen 5 3600X.

 

9. Tiêu thụ điện năng, hiệu suất năng lượng

 

Power Consumption Multi

 

Power Consumption Single

 

So với Ryzen và các chip xử lý khác cùng nhà, i5 – 12600 có mức tiêu thụ điện năng không phải là thấp. Với mức 57W, chip tăng 3.5% so với 12600K, chỉ thấp hơn i7 – 11700KF và i5 – 11400F.

Khi xem xét riêng ở hoạt động đơn luồng ta đã có thể thấy sự cải thiện. Mức điện năng của 12600 đã thấp hơn 12600K có lõi E tiết kiệm điện. Ở đa luồng, dẫu không nằm ở những thứ hạng cao nhưng so với 12600K cùng dòng thì chip vẫn vượt hẳn 22%, thấp hơn 13% đối với Ryzen 5 5600X.

 

Idle

 

Ở phần đánh giá này, chúng tôi sẽ đo tổng lượng năng lượng tiêu thụ cho một lần chạy SuperPi cho đơn luồng và CineBench cho hiệu suất đa luồng. Vì bộ xử lý nhanh hơn sẽ hoàn thành khối lượng công việc nhất định nhanh hơn nên tổng năng lượng được có thể sẽ ít hơn so với bộ xử lý có công suất thấp.

 

10. Nhiệt độ

Chúng tôi sẽ sử dụng Noctua NH-U14S và đo nhiệt độ CPU khi chip chạy trên Blender. Ta có thể thấy mức nhiệt của i5 – 12600 khá tốt khi để ở mức xung nhịp ổn định, đánh bại Ryzen về mảng này và bất ngờ rằng vi xử lý vượt hẳn 12600K có lõi E nhưng mức nhiệt 66 độ. Tuy nhiên, bảng trên cũng là cảnh báo cho những ai có nhu cầu muốn ép xung cho chip, bởi mức tiêu thụ nhiệt khá cao. 

 

Nhiệt độ CPU 

 

III. Đánh giá chung

Về cơ bản, con chip này có 6 lõi P với tốc độ tối đa 4,8GHz cùng với 18MB L3 và tất cả cổng giao tiếp tiên tiến. Thực chất, 12600 là người anh em có xung nhịp cao và có nhiều điểm chung với i5 - 12400 hơn là i5 -12600K. 

Core i5-12600 đi kèm với giới hạn năng lượng nhiều hơn so với i5-12600K, nó tương tự như i5-12400. Công suất cơ bản của bộ xử lý (PBP) được đặt ở 65 W và công suất turbo tối đa (MTP) ở 117 W, cả hai đều thấp hơn PBP 125 W và MTP 150 W của i5-12600K.

Vậy chúng ta sẽ được gì với i5 – 12600? Nó sẽ nhanh hơn 3% so với AMD Ryzen 5 5600X, hơn khoảng 4,5% so với Core i5 – 11600K thế hệ trước với xung nhịp và giới hạn năng lượng cao hơn và nhanh hơn 20% với i5 – 10600K. Trên thực tế, tổng thể nó nhanh hơn 4% so với i7 – 10700, thua 16% so với Ryzen 7 5800X và 7% với i7 – 11700K. Xét khía cạnh, hiệu suất chơi game ở con chip này được cải thiện, đạt được thế mạnh trong các ứng dụng có luồng thấp. Bên cạnh đó, như ở các bài test trên, nhiệt độ CPU mang đến khá thấp. Với đồ hoạ tích hợp và ép xung ấn tượng với bộ tạo xung nhịp bên ngoài thì đây cũng là một đời chip đáng quan tâm. 

 

 

 

Intel Core i5 - 12600 cần xem xét với giá thành

 

Tuy nhiên, người dùng sẽ phải xem xét lại bởi chỉ cần bỏ thêm 30 đô la, bạn không chỉ nhận được thêm hệ số nhân được mở khoá và tốc độ xung nhịp cao hơn, đồng thời bạn còn có thêm lõi 2 và 2MB bộ nhớ đệm với 12600K! Để sử dụng chip bạn cũng cần tìm kiếm bo mạch chủ có socket LGA1700 mới, hiệu quả năng lượng cũng kém hơn các dòng AMD Zen 3. Dù có đồ hoạ tích hợp nhưng vẫn không thể đủ khả năng để chiến game 1 cách nghiêm túc.

 

IV. Tổng kết

Core i5 -12600 là một sản phẩm thú vị của Intel. Với mức giá 240 đô la, bộ vi xử lý 6 lõi 12 luồng này là CPU đa lõi “truyền thống” nhanh nhất từ nhà Alder Lake đem lại hiệu suất chơi game ổn định ở mức 1080p, mức nhiệt độ thấp. Dù vậy nhưng dường như người dùng vẫn tiếc nuối bởi mức định giá của nó, mong đợi có “điều gì đó” ấn tượng hơn, vượt trội hơn bù lại cho sự thiếu hụt lõi E của chip. Trên đây là đánh giá chi tiết về vi xử lý Intel Core i5 -12600, Mega hi vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có cái nhìn trọn vẹn hơn cho sự đầu tư của mình!

 

Xem thêm >>>

Review Intel Core i7-12700 - CPU tuyệt vời cho chơi game cao cấp

Review Intel Core i9 – 12900KS: CPU chơi game nhanh nhất trong năm 2022

Review CPU Intel Core i5 – 12600K - Sự lựa chọn hoàn hảo cho cả hiệu năng và giá thành của Intel Gen 12

copyright © mega.com.vn

Đăng ký nhận chương trình khuyến mãi!