Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
24-03-2022, 5:21 pm 585
Tìm hiểu về công nghệ Adaptive-Sync
Bạn đã từng gặp trường hợp đang dùng máy tính mà màn hình xuất hiện đường đứt nét gây cảm giác khó chịu chưa? Đừng lo, hiểu được tâm lý người dùng VESA đã nghiên cứu và phát triển công nghệ Adaptive-Sync để khắc phục những vấn đề bạn gặp phải. Dưới đây là bài viết về công nghệ Adaptive-Sync mà Mega muốn chia sẻ đến bạn.
Công nghệ Adaptive-Sync được VESA (Hiệp hội các tiêu chuẩn video điện tử) nghiên cứu và phát triển, nó thực hiện việc đồng bộ giữa tốc độ làm tươi (Refresh Rate - số lần mà hình ảnh trên màn hình máy tính được cập nhật trong 1 giây) của màn hình và tốc độ dựng hình (Render Rate) của GPU cho phép màn hình tự động khớp với tốc độ kết xuất của GPU, trên cơ sở từng khung hình, để tạo ra trải nghiệm chơi game mượt mà hơn, độ trễ thấp.
Đối với các nội dung hiển thị tĩnh như lướt web, đọc báo, xem slide, ... thì Adaptive-Sync cho phép giảm tốc độ làm mới màn hình một cách liền mạch, giảm năng lượng hệ thống và kéo dài tuổi thọ pin.
Công nghệ Adaptive-Sync
Thay vì đứng nhìn sự hoạt động riêng lẻ giữa card đồ họa và màn hình thì công nghệ Adaptive-Sync cho phép kết nối chúng lại với nhau, giúp đồng bộ độ làm mới với tốc độ thay đổi của GPU. Từ đó cải thiện chất lượng màn hình mượt hơn, không còn giật lag khi thay đổi các chuyển động để người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời.
Có thể thấy trên thị trường hiện nay, công nghệ Adaptive-Sync được trang bị trên một số màn hình máy tính hay laptop gaming giúp người dùng trải nghiệm lối chơi mượt mà hơn trên các tựa game nhập vai. Từ đó game thủ có thể thỏa sức nhập vai chiến đấu và trải nghiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong game.
Song song, 2 nhà NVIDIA và AMD cũng đã phát triển công nghệ chống xé hình vào sản phẩm của họ với các tên gọi riêng để phân biệt nhãn hàng của mình với:
NVIDIA G-Sync: Công nghệ đồng bộ khung hình được phát triển bởi NVIDIA.
NVIDIA G-Sync: Công nghệ đồng bộ khung hình được phát triển bởi NVIDIA
AMD Free-Sync: Công nghệ đồng bộ khung hình được phát triển bởi AMD
Nhìn chung công nghệ của hai ông lớn này đều có chức năng như nhau. Tuy nhiên ở nhà Nvidia dùng module độc quyền do chính công ty này phát triển (proprietary scaler) và bị giới hạn bởi chỉ có cổng DisplayPort là hỗ trợ, nó có trên các dòng card đồ họa từ GTX 600 trở lên. Ngược lại của AMD là chuẩn mở không yêu cầu phần cứng gì đặc biệt, màn hình Free-Sync có trên vài dòng GPU như: R9 290 series, R9 285, R7260 và R7 260X.
NVIDIA G-Sync và AMD Free-Sync
Cả hai công nghệ đều được thiết kế để giúp trải nghiệm chơi game mượt, giảm độ trễ đầu vào và ngăn chặn hiện tượng xé hình. Nhưng chúng có các phương pháp khác nhau để hoàn thành các mục tiêu này:
Với G-Sync của Nvidia hoạt động thông qua một con chip tích hợp trong cấu trúc màn hình.
Còn FreeSync của AMD sử dụng chức năng của video card để quản lý tốc độ làm tươi màn hình bằng Adaptive Sync tiêu chuẩn – kết quả dẫn tới sự khác biệt về hiệu suất.
Tốc độ khung hình không được đồng bộ hóa liên tục trong phạm vi làm tươi màu sắc và cả FreeSync và G-Sync đều bị ảnh hưởng. G-Sync có thể gây ra các vấn đề hiển thị nhấp nháy ở tốc độ khung hình rất thấp, dù cho công nghệ này luôn cố gắng khắc phục nhưng vẫn có những ngoại lệ.
Một trong những điểm khác biệt đầu tiên mà bạn nghe mọi người thường nhắc đến là công nghệ làm tươi thích ứng, bên cạnh sự cạnh tranh chung giữa Nvidia và AMD, đó là sự khác biệt giữa tiêu chuẩn mở và tiêu chuẩn đóng. Trong khi G-Sync là công nghệ độc quyền của Nvidia và yêu cầu sự cho phép và hợp tác với họ để sử dụng thì FreeSync của AMD miễn phí cho bất kỳ nhà phát triển hoặc nhà sản xuất nào sử dụng công nghệ của mình. Vì vậy, có sẵn nhiều lựa chọn màn hình hỗ trợ FreeSync hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể sử dụng kết hợp cả hai công nghệ. Mặc dù với màn hình, bản thân nó sẽ hoạt động bất kể nhãn hiệu của card đồ họa và có thể cung cấp cả hỗ trợ Freesync và G-Sync, nhưng G-Sync thì chỉ khả dụng trên card đồ họa Nvidia, Freesync thì lại hoạt động được trên tất cả các card AMD và một số card Nvidia. Nhưng, có một điểm khó khăn – nó chỉ được đảm bảo hoạt động chính xác trên các màn hình FreeSync được chứng nhận “Nvidia G-Sync Compatible”. Các loại card đã trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt và được Nvidia phê duyệt để đảm bảo rằng FreeSync chạy trơn tru.
Tóm lại, G-Sync hay FreeSync đều đi kèm với các tính năng tuyệt vời có thể cải thiện trải nghiệm chơi game của bạn. Nếu theo quan điểm Mega khi so sánh hai màn hình thì màn hình G-Sync đi kèm với danh sách tính năng tốt hơn một chút, đặc biệt là đối với các sản phẩm được đánh giá ở cấp độ G-Sync Ultimate. Thật vậy, nếu bạn đã sở hữu một card đồ họa tốt, thì việc mua một màn hình đi kèm đồng bộ với GPU của bạn là hợp lý nhất.
Xem thêm >>>
Công nghệ âm thanh DTS là gì? So sánh công nghệ DTS và Dolby Digital
AMD FreeSync là gì? Những điều bạn cần biết về công nghệ AMD FreeSync
Tìm hiểu ngay công nghệ âm thanh Bang & Olufsen
copyright © mega.com.vn