Hotline: 0236.3689.300
Chat tư vấn ngay messenger zalo livechat
Bạn cần gì có thể chát với chúng tôi
Máy bộ Mega Màn hình máy tính Máy Tính Xách Tay Linh kiện Máy Tính Gaming Gear & Console Tản Nhiệt TB lưu trữ ,nghe nhìn Máy tính bộ - Máy chủ Phụ Kiện Thiết bị mạng Thiết bị văn phòng Camera - Phần mềm Đồng Hồ- Đồ công nghệ Apple Store

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

Bán hàng trực tuyến
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG TOÀN QUỐC
Linh kiện máy tính - PC lắp ráp
  • Zalo Mr.Duy: 0788 896 096
  • Zalo Ms.Trâm: 0374 729 140
  • Zalo Ms.Mai: 0776 662 434
  • Zalo Ms.Hiếu: 0367 780 359
  • Zalo Mr.Tùng: 0702 699 961
Laptop - Máy in - Camera
  • Zalo Mr.Tiến: 0905 568 434
  • Zalo Mr.Toàn: 0398 743 729
  • Zalo Ms.Nga: 0905 910 094
Dealer - Tư vấn GameNet
  • Zalo Ms.Sương: 0918 348 455
  • Zalo Ms.Thảo: 0942 011 640
  • Zalo Ms.Tính: 0935 494 993
  • Zalo Mr.Nghĩa: 0935 484 873
  • Zalo Ms.Thúy: 0942 011 628
Doanh Nghiệp - Dự Án
  • Zalo Mr.Việt: 0935 555 654
Phòng kỹ thuật
  • Zalo SĐT: 0942 011 627
Hỗ trợ bảo hành
  • Zalo Mr.Sơn: 0905 717 140
Hướng Dẫn Trả Góp Khuyến mãi

mạng 5G là gì và tốc độ của mạng 5G

14-10-2021, 4:15 pm   427

Mạng 5G, Tốc độ và cách kết nối mạng 5G

Chắc hẳn đối với những tín đồ công nghệ hay những gane thủ mobile thì cụm từ mạng 5G đã không còn quá xa lạ khi mà giờ đây bạn hoàn toàn có thể kết nối mạng 5G dễ dàng tại các tiệm coffee hoặc bắt mạng 5G tại nhà. Vậy mạng 5G là gì và tốc độ mạng 5G có nhanh hay không? Trong bài viết này, MEGA sẽ cùng bạn tìm hiểu về mạng 5G.

 

 Mạng 5G dễ dàng kết nối tại các tiệm coffee hoặc bắt mạng 5G tại nhà

 

1. Mạng 5G là gì?

5G là viết tắt của từ 5th Generation. Đây là mạng không dây thế hệ thứ năm, là bước phát triển mới nhất về công nghệ mạng di động với thiết kế nhằm khắc phục những nhược điểm từ mạng 4G giúp tăng tốc độ và khả năng phản hồi của mạng không dây.

Với mạng 5G, khả năng truyền dữ liệu được tăng lên rất nhiều so với người em 4G trước đó, tốc độ truyền dữ liệu có thể lên đến 20Gbps, vượt qua tốc độ mạng có dây trước đó đồng thời độ trễ cũng được hạ xuống mức thấp nhất 1ms. Ngoài ra, mạng 5G còn mang đến một số tính năng mới như quản lý mạng, cắt mạng, tạo nhiều mạng ảo trong mạng 5G vật lý.

 

 5G là viết tắt của từ 5th Generation.

 

 

2. Cơ chế hoạt động của mạng không dây 5G

Mạng không dây được xây dựng với cấu tạo từ các “cell” được chia thành các vùng gửi dữ liệu qua sóng radio. 5G được xây dựng dựa trên công nghệ 4G LTE (Long-Term Evolution). Nhưng khác với 4G, 5G không cần đến các trụ tháp di động lớn, công suất cao để phát tín hiệu đến những nơi khoảng cách xa mà thay vào đó, tín hiệu không dây 5G sẽ được truyền qua một số lượng lớn các trạm di động nhỏ đặt ở những nơi như cột đèn hoặc mái nhà.

Các thế hệ công nghệ mạng không dây trước đây đã sử dụng các dải phổ tần số thấp hơn. Để bù đắp những thách thức sóng milimet liên quan đến khoảng cách và nhiễu, ngành công nghiệp không dây cũng đang xem xét việc sử dụng phổ tần số thấp hơn cho mạng 5G để các nhà khai thác mạng có thể sử dụng phổ mà họ đã sở hữu để xây dựng mạng mới. Tuy nhiên, phổ tần số thấp hơn đạt được khoảng cách lớn hơn nhưng có tốc độ và công suất thấp hơn sóng milimet.

 

 Cơ chế hoạt động của mạng không dây 5G

 

3. Ưu điểm của mạng 5G

Sự ra đời của mạng 5G hứa hẹn sẽ mang đến rất nhiều tiện ích và ứng dụng trong làng công nghệ tương lai.

 

Mạng 5G

Mạng 4G

Tốc độ

- Theo thông số thì 5G có thể đạt tốc độ đến 20Gbp/s thậm chí ngay cả khu vực vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt đến vài trăm Mps

- Với mạng 5G bạn có thể tải một video có độ dài 120 phút trong vòng chưa đến 30s.

- tốc độ đạt 1 – 1.5 Gbp/s.

- Nếu tải một video có độ dài 120 phút với mạng 4G sẽ mất thời gian khoảng 10 phút.

Độ trễ

- Độ trễ mạng có thể được giảm xuống mức thấp nhất 1 ms, thậm chí là hoàn toàn không có độ trễ trong điều kiện hoàn hảo.

- Độ trễ thấp giúp bạn chơi game đồ họa sẽ có sự phản hồi ngay lập tức, bạn sẽ cảm thấy độ trễ thấp hơn rất nhiều so với 4G.

- Độ trễ mạng 4G sẽ rơi vào khoảng 30 ms hoặc có thể cao hơn.

- Với điều kiện mạng không được tốt bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt độ trễ khi chơi game.

Khả năng keesy nối

1 triệu thiết bị có thể cùng kết nối một lúc với mạng 5G trong phạm vị 1Km

- Smartphone

- Mạng cảm biến

- Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng.

=> dễ dàng kết nối mạng giữa thiết bị người dùng với các loại máy móc khác

100 nghìn thiết bị trong phạm vi 1km

- mạng dễ bị tắt nghẽn khi có quá nhiều thiết bị kết nối cùng lúc

- tốc độ chậm, thời gian trễ cao do cơ sở hạ tầng ko đủ đáp ứng

=> tình trạng mạng chậm thường xuyên xảy ra

Khả năng truyền tín hiệu

phần mềm trong ăngten sẽ truyền tín hiệu tập trung tới các thiết bị giúp cho tín hiệu không bị nhiễu sóng

tín hiệu khuếch tán ra xung quanh làm hao tốn tài nguyên

 Bảng so sánh ưu điểm của hai mạng 5G VÀ 4G

 

Mạng 5G phải sử dụng bước sóng milimet với tần số cao để truyền tín hiệu, mặc dù có thể truyền đi với tốc độ cao nhưng khuyết điểm lớn nhất của bước sóng này là không thể truyền đi được xa và khả năng xuyên tường bị hạn chế.

 

 Mạng 5G phải sử dụng bước sóng milimet với tần số cao để truyền tín hiệu

 

Thay vì những trạm phát sóng được đặt trên mặt đất, 5G sẽ sử dụng các trạm HAPS, được biết như là những chiếc máy bay cố định ở độ cao trung bình 20 km so với mặt đất. Chúng hoạt động như vệ tinh và thay thế các ăng ten để giúp đường truyền tín hiệu được thẳng và vùng phủ sóng rộng, ổn định hơn, không bị hạn chế bởi các thiết kế kiến trúc cao tầng.

Kết nối mạng 5G sẽ mất nhiều năng lượng hơn so với 4G, những thiết bị kết nối mạng 5G sẽ nhanh hết pin hơn so với kết nối 4G.

 

 

4. Ứng dụng mạng 5G

Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, việc nâng cấp mạng lên 5G sẽ mang đến được rất nhiều lợi ích cho những ứng dụng vốn bị giới hạn tính năng do điều kiện băng thông không đủ đáp ứng.

Nhiều thiết bị y tế hiện nay được phát triển với tính năng theo dõi các tín hiệu sống (nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở) thông qua công nghệ Bluetooth. Với sự xuất hiện của mạng 5G sẽ giúp cho những thiết bị này theo dõi sức khỏe, những chỉ số về nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim cập nhật lên dữ liệu đám mây theo thời gian thực.

Độ trễ thấp cùng băng thông lớn của 5G sẽ giúp giải bài toán cập nhật thông tin y tế theo thời gian thực một cách dễ dàng. Người dùng vì thế cũng có thể được hỗ trợ bởi các dịch vụ ứng cứu khẩn cấp khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

 

 Ứng dụng mạng 5G

 

Trong thể thao, để đảm bảo an toàn cho các vận động viên trong quá trình thi đấu, các cảm biến hỗ trợ 5G được đặt trong các dụng cụ bảo vệ vùng miệng và các thiết bị khác nhằm theo dõi sức khỏe.

Đối với các ứng dụng này, mạng di động và công nghệ LTE đã chứng minh được vai trò của mình trong việc đáp ứng yêu cầu phân tích dữ liệu ở cấp độ đơn giản. Tuy vậy, hiệu quả xử lý và phân tích sẽ còn cải thiện nhiều hơn với việc ứng dụng AI nhờ băng thông tốc độ cao, độ trễ siêu thấp và kết nối đường truyền ổn định của 5G.

Khả năng dự đoán của AI cũng sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ điều trị dựa trên triệu chứng sang một phương pháp chăm sóc y tế có tính phòng ngừa và chủ động hơn.

Đối với cuộc sống hằng ngày, ở quy mô gia đình, Wifi hiện được xem như xương sống của công nghệ nhà thông minh. Thế nhưng 5G hoàn toàn có thể cạnh tranh với Wi-Fi 6 và các công nghệ khác để quản lý hàng chục thiết bị trên một mạng không dây duy nhất.

Ở một tương lai không xa, gần như mọi vật dụng, từ đồng hồ, đèn chiếu sáng, cửa sổ và các thiết bị gia dụng sẽ sớm trở thành những thiết bị được kết nối. Việc tự động hóa những vật dụng này không chỉ đem đến sự tiện lợi, nó còn đại diện cho sự chuyển đổi mô hình hoạt động trong mỗi căn nhà và thúc đẩy nhu cầu băng thông cục bộ.

 

Xem thêm >>>

Hướng dẫn fix lỗi máy tính laptop không nhận mạng wifi 5G
Tạo cuộc gọi giả trên Android bạn đã biết?

Nắm Ngay Bí Kíp Ngày Valentine Với Top 5 Chuột Máy Tính Đáng Yêu

copyright © mega.com.vn

Đăng ký nhận chương trình khuyến mãi!