Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
07-06-2022, 2:45 pm 5002
Đánh giá bộ vi xử lý i3 – 12100: Chip chơi game giá rẻ tốt nhất thị trường
Sự ra đời của Intel Core 12 đã đánh dấu bước nhảy vọt lớn, trở lại đường đua với mục tiêu “giành lại những gì đã mất” của nhà Intel. Hàng loạt vi xử lý thế hệ mới đã được “nhà xanh” trình làng với cấu trúc kết hợp cùng hiệu năng vượt bậc đáp ứng mọi nhu cầu: từ người dùng hằng ngày, game thủ, streamer cho đến nhà sáng tạo. Intel đã khẳng định rằng những sản phẩm mới này là kết tinh của sự nâng cấp lớn về số nhân luồng trên tiến trình Intel 7 cùng công nghệ Intel Thread Director, phân chia luồng thông minh, nhiều chuẩn giao tiếp tân tiến: PCI-Express 5.0, RAM DDR5....
Trong bài viết hôm nay, MEGA sẽ đem đến cái nhìn chi tiết về chip Intel Core i3 – 12100, bộ vi xử lý được đánh giá có sức mạnh không hề kém cạnh các người anh em đi trước và có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ ngang giá ở “nhà đỏ” AMD.
Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc về:
Hãy cùng xem con chip này có gì đặc biệt nhé!
Intel Core i3 - 12100 thuộc dòng Alder Lake của nhà xanh Intel
Thường người dùng quan ngại rằng các con chip CPU ở phân khúc giá dưới 200 đô thường không đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu, hiệu năng còn nhiều thiếu sót nhưng dường như i3-12100 đã đắp vào những lỗ hổng đó bởi sức mạnh bất ngờ. Với mức giá chỉ trong khoảng 129 đô la, I3 – 12100 sở hữu 4 lõi 8 luồng đã giành được vị trí là ứng cử viên sáng giá trong những con chip CPU tốt nhất để chơi game và đáp ứng đủ tiêu chí để nằm gọn trong danh sách chip CPU giá rẻ nhất.
Intel đã cải tiến dòng sản phẩm Comet Lake Core i3 trong khi phát hành Rocket Lake thế hệ 11 vào năm 2020. Tuy nhiên vào thời điểm đó, những con chip gen 10 vẫn chưa đính kèm theo kiến trúc mới hay bước tiến đáng kể về hiệu suất.
Thời gian vừa rồi, AMD đã có khoảng chạy vượt mặt Intel với Ryzen 5, nhưng thực tế Intel vẫn không bị dậm chân trong phân khúc ngân sách. Sự xuất hiện của Alder Lake đã chứng minh rằng Intel không hề khuất phục trước đối thủ, thậm chí còn có thể sánh ngang ngửa với giá tiền “êm” hơn.
Intel i3 - 12100 nằm trong danh sách chip chơi game giá rẻ tốt nhất hiện nay
Alder Lake mang đến một sự đổi mới lớn khi trở lại đó là thiết kế x86 lai, đây là sự kết hợp của các lõi hiệu suất lớn và nhanh được gọi là P – Core cùng với cụm lõi hiệu năng nhỏ, tiết kiệm điện E – Core. Tuy nhiên, core i3 – 12100 không có kiến trúc lai đó mà thay vào đó là thiết kế truyền thống với 4 Golden Cove P – Core. Điều này có nghĩa là bộ xử lý 4 lõi 8 luồng này sẽ không cần đến công nghệ Thread Director, Windows 11 mới của Intel để khối lượng công việc được xử lý đúng lõi. Cũng vì thế, dù không có mô hình lai hiện đại như các dòng cao cấp của Intel 12 nhưng con chip core i3 – 12100 vẫn là kẻ mạnh trong Windows 10 cũng như trong Windows 11.
Tất cả các chip Alder Lake đều hỗ trợ bộ nhớ DDR4 3200MHz và tối đa là DDR5 4800Mhz, tuy vậy người dùng cần lưu ý rằng điều này sẽ tuỳ thuộc vào bo mạch chủ mà bạn sử dụng cùng CPU. Vi xử lý i3 – 12100 nói riêng và các dòng Alder Lake khác nói chung đưa vào bo mạch chủ Socket 1700 từ dòng 600 như các dòng Z690, H670, B660 và H610.
Những con chip Alder Lake như i3 – 12100 có tới 16 làn PCle 5.0 ( thường dùng cho lưu trữ và đồ hoạ, không hỗ trợ thiết bị mạng) cộng với PCle 4.0 từ chip để lưu chữ M.2.
Giá thành và hiệu suất của i3 -12100 với các vi xử lý khác
Thay vì sử dụng TDP, Intel hiện chỉ định thông số công suất bằng PBP và công suất Turbo tối đa là MTP để thể hiện mức công suất cao nhất trong quá trình hoạt động tăng cường. Ở đây, core i3 – 12100 có công suất 60W PBP ở mức cơ bản và 89W MTP khi đạt đỉnh. Kèm theo đó là xung nhịp cơ bản 3,3 GHz và có thể tăng tốc lên đến 4,3GHz, đồng thời trang bị 12MB bộ nhớ đệm L3 hỗ trợ đắc lực cho các giờ phút chiến game của bạn.
Vi xử lý core i3 – 12100 là một con chip bị khoá xung nhịp, tức là không cho phép người dùng ép xung. Mặc dù giới hạn năng lượng được ví như một phép ép xung giúp tạo ra thêm hiệu suất tăng cường cho chơi game và phân luồng, nhưng thực chất với những con chip có giá rẻ như i3 – 12100 thì việc ép xung cũng không phải là yếu tố ưu tiên để quan tâm. Tuy nhiên, con chip này vẫn có thể ép xung bộ nhớ trên các bo mạch chủ H670 và B660.
Thêm vào đó, Intel cũng đã chiều lòng người dùng khi cải tiến tản nhiệt stock đi kèm với i3 -12100 của mình. So với bộ tản nhiệt cũ của nhà Intel đó là còn hạn chế về tản nhiệt và tính thẩm mỹ chưa cao thì sự nâng cấp lần này đã giải quyết được. Sự cải tiến này cũng rất cần thiết khi “đội đỏ” AMD vốn đã vượt mặt “đội xanh” ở mảng tản nhiệt stock. Cụ thể, core i3 – 12100 được trang bị bộ làm mát Laminar RM1 không tích hợp kèm đèn RGB nhưng có đính thêm một vòng nhựa ánh xanh tạo điểm nhấn. Intel đánh giá bộ tản nhiệt này đem đến “hiệu suất yên tĩnh” là 3.9 BA.
Thiết kế tản nhiệt mới khắc phục những lỗ hổng của bộ làm mát cũ
Vi xử lý core i3 – 12100 đi kèm với card UHD Graphics 730 với số nhân xử lý là 24 EU, động cơ chạy ở tần số cơ bản là 300MHz và có khả năng tăng 1400 MHz. Card này đem đến khả năng chiến các tựa game online mượt mà và cũng hoàn toàn có thể đảm bảo tốt các game E-sport. Nếu bạn muốn tiết kiệm 1 khoảng chi phí thì có thể tham khảo i3 – 12100F có ít đồ hoạ hơn với giá thành thấp hơn i3 -12100 tầm 25 đô. Điều này cũng thích hợp với người dùng muốn đầu tư thêm card rời để có thể nâng cao sức mạnh khi chiến game offline. Nhưng điều hạn chế cần phải lưu ý là 12100F sẽ không có khả năng đồng bộ hoá nhanh và dự phòng iGPU để xử lý thay GPU rời khi có sự cố.
Bài kiểm tra hiệu năng được xây dựng với Windows 11 cùng bộ nhớ DDR4 trên bo mạch chủ Z690 nhằm tương đồng với các CPU còn lại trong nhóm thử nghiệm. Tất nhiên, bạn sẽ không ghép chip i3 -12100 với bo mạch chủ cao cấp như Z690 nhưng các dòng B series và H series cũng hỗ trợ ép xung bộ nhớ và loại bỏ các giới hạn năng lượng, bạn có thể tham khảo để kết hợp. Với mức tiêu thụ điện năng vượt trội của 12100, ngay cả những bo mạch chủ cấp thấp hơn cũng sẽ cung cấp cho con chip đủ năng lượng để hoạt động đầy đủ.
Để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn do GPU, Nvidia GeForce RTX 3090 đã được sử dụng cho bài kiểm tra này, mặc dù bạn sẽ hiếm khi (thậm chí không bao giờ) thấy chip i3 -12100 kết hợp với RTX 3090. Dưới đây là điểm chuẩn khi test các tựa game ở độ phân giải 1080 và 1440p.
Test điểm chuẩn ở tựa game Average ở mức 1080p
Mức 1440p
Ta có thể thấy con chip này nhanh hơn 29,5% so với người anh em trước là i3 – 10100, đây là một bước tiến lớn trong khả năng chiến game 1080p của nhà Intel trong cùng phân khúc giá.
So với 11600K, core i5 tiếng tăm của thế hệ 11 chỉ nhanh hơn 3.5% so với i3 -12100, nhưng nhờ khả năng ép xung bộ nhớ của chip 12100 đã rút ngắn khoảng cách xuống còn 1.4%. Đương nhiên, nếu ép xung thì 11600K cũng sẽ vượt hơn 12100 nhưng bù lại bạn cần phải đầu tư tản nhiệt và các linh kiện. Đó là một cải tiến ấn tượng bởi i3 - 12100 chỉ bằng nửa giá của 11600K.
Không những thế, i3 -12100 còn tạo ấn tượng hơn so với các dòng thấp hơn của AMD, chẳng hạn như Ryzen 3 3300X với lõi tứ huyền thoại. Ở bảng trên, ta nhận thấy rằng 12100 đã đánh bại Ryzen 3 lần lượt ở các tựa là 19.2% và 18.8% khi ở cài đặt sẵn và được ép xung. Bên cạnh đó, chip 12100 cũng vượt trội hơn 19% và 9% so với Ryzen 5 3600 và 3600X với 6 nhân. Điều này chứng tỏ rằng i3 – 12100 của nhà Intel có đủ khả năng để vượt qua toàn bộ danh sách dưới 250 đô của nhà đối thủ AMD.
Ryzen 5 5600G của AMD không được thiết kế như một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với 12100 mà nó được thiết kế để chơi game trên đồ họa tích hợp và khi đó Ryzen sẽ dễ dàng vượt qua i3- 12100. Tuy nhiên, nếu công bằng cùng kết hợp với GPU rời, 12100 sẽ chênh hơn 1% so với 5600G ở cài đặt gốc và được ép xung tương tự. Vì vậy, chúng ta có thể thấy, dù với mức giá gấp đôi, rõ ràng Ryzen 5 5600G không phải là đối thủ phù hợp với 12100 nếu bạn định sử dụng GPU rời.
Đó là đối với các tựa game được thiết lập ở 1080p, đương nhiên nếu đẩy lên 1440p thì cần phải đưa GPU vào hoạt động, do đó hiệu năng giữa các chip cũng sẽ có sự thay đổi đáng kể. Ở tựa “99th percentile”, i3 12100 cũng cho điểm lớn hơn với các đối thủ 3300 của Ryzen. Tuy nhiên điều này chúng ta cũng cần suy xét chỉ trên Windows 10, nếu thử nghiệm trên Windows 11 sẽ có sự thay đổi.
9th percentile ở thiết lập 1080p
Mức 1440p
Ở các tựa 3Dmark, VRMark, Chess Engine không có sự chênh lệch lớn nhưng ta vẫn thấy sự vượt trội của i3 – 12100 so với các dòng Ryzen của nhà AMD, đặc biệt còn vượt cả Ryzen 5 5600G ở tựa VRMark.
Điểm chuẩn thử nghiệm trên VRMark
Tuy nhiên, ở Chess Engine lại bị Ryzen 3 3300X vượt mặt, chỉ xấp xỉ người anh em tiền nhiệm thế hệ trước là i5 – 11600K.
Điểm chuẩn trên Leela Chess Zero
Nhìn chung, core i3 – 12100 dễ dàng vượt mặt các sản phẩm so sánh của Ryzen ở các tựa game trên. Trong cả hai trường hợp 1080, 1440 thì con chip này vẫn giữ ngôi vị nhà vô địch chơi game giá rẻ, mang đến hiệu suất vượt trội ở mức giá mà không có đối thủ cạnh tranh rõ ràng nào.
Bảng đánh giá tốc độ khung hình trên giây ở các tựa game:
Far Cry 6 với thiết lập 1080p
F1 2021 ở mức 1080p
F1 2021 ở mức thiết lập 1440p
Hitman 3 với mức 1080p
Horizon Zero Dawn
Điểm chuẩn đơn nhân
Ở bảng trên, core i3 -12100 đem đến bất ngờ bởi tốc độ hiệu suất đơn luồng, cụ thể con chip này nhanh hơn 27% và 5% so với i5 – 10100 và i5 – 11600K, trong khi đó 12400 vẫn dẫn đầu khi vượt 2%.
So với Ryzen, 12100 chiếm ưu thế trong các ứng dụng đơn luồng, vượt 25% so với Ryzen 5 3600 và 11% so với Ryzen 5 5600G. Kết quả cho thấy rằng i3 – 12100 đang cung cấp hiệu suất tuyệt vời cho khối lượng công việc đơn luồng trong tầm giá của nó.
Điểm chuẩn đa nhân
Trong bảng điểm đa luồng, core i3 – 12100 vẫn tiếp tục khẳng định sự thống trị của mình so với các con chip khác có giá tương đương. Ở đây, 12100 đã vượt 18% so với chip Ryzen 3 3300X và tận 30% khi so với người anh thế hệ trước là i3 – 10100. Dẫu vậy, ở đa luồng, nhà AMD với Ryzen 5 3600 và 3600X vẫn nhỉnh hơn 11% với 6 lõi, 5600G với 19%.
Những dòng chip sáu lõi của nhà AMD đương nhiên sẽ dẫn đầu trong các ứng dụng đòi hỏi năng suất phân luồng, đi kèm với đó nó cũng có giá thành cao hơn. Tuy nhiên vẫn nhạt nhoà hơn với với core i5 – 12400 của nhà Intel đang dẫn đầu 32% so với i3 – 12100.
Dẫu vậy, nhìn trong bức tranh toàn cảnh thì vi xử lý i3 – 12100 cung cấp sự kết hợp hiệu suất vững chắc trong cả ứng dụng đơn luồng và đa luồng trong phân khúc giá, nổi bật nhất vẫn là hiệu suất đơn luồng.
Điểm chuẩn đơn nhân trên POV - Ray
Điểm chuẩn đa nhân trên POV - Ray
Điểm chuẩn trên CineBench 23 ( đơn nhân)
Điểm đa nhân trên CineBench 23
I3 – 12100 thực sự gây ấn tượng trong việc kết xuất điểm đơn nhân, chip dẫn đầu tất cả các chip Ryzen cạnh tranh trong bảng điểm chuẩn CineBench và POV - ray, kể cả những con chip có giá cao hơn gấp đôi.
Chip i3 - 12100 cũng dễ dàng đánh bại Ryzen 3 3300X có giá tương đương của nhà AMD trong toàn bộ các tiêu chuẩn kết xuất phân luồng. Đồng thời cũng dễ dàng tạo nên khoảng cách lớn so với Core i3-10100. Các mô hình Ryzen sáu lõi vẫn có sự vượt hơn trong bảng điểm đa nhân nhưng đó không phải sự so sánh công bằng bởi nó có giá cao hơn so với lõi tứ của i3 – 12100.
Microsoft Edge là ứng dụng duyệt web được dùng thông dụng nhất, vì đây là mục kiểm tra nhẹ nên trọng tâm nhất là thời gian phản hồi. Ở bảng cho thấy Core i3 – 12100 dễ dàng đánh bại các bộ vi xử lý khác của dòng Ryzen cạnh tranh trong phân khúc giá của nó.
Điểm chuẩn khi test trên Microsoft Edge
UL Benchmarks Procyon đã được tích hợp vào phần mềm để thử nghiệm để thay thế cho PCMark 10. Điểm chuẩn mới này sẽ hỗ trợ chạy các quy trình hoạt động phức tạp của Adobe Premiere Pro, Photoshop và Lightroom với phần mềm thực tế, tạo nên một bộ thử nghiệm tuyệt vời.
Thử nghiệm trên Adobe Premiere Pro
Điểm chuẩn nổi bật của i3 -12100
Ở tác vụ dựng và chỉnh sửa video trên Adobe Premiere Pro cho thấy i3 -12100 có khả năng vượt mặt các đối thủ nhà AMD với 6125.0 điểm. Chỉ xấp xỉ mỗi Ryzen 5 5600X với giá đắt hơn rất nhiều!
Điểm chuẩn chỉnh sửa ảnh trên Lightroom và Photoshop
Các công việc chỉnh sửa ảnh ở Lightroom và Photoshop cũng thể hiện được hiệu năng ổn định của vi xử lý 12100, chỉ thua người anh cao cấp của mình là i5 12600K và i5 12400. Ở bài test này chip cũng có điểm chuẩn thấp hơn Ryzen 5 5600X, tuy nhiên nếu so về giá thành chênh lệch xa nhưng khoảng cách biệt lại khá nhỏ này thì ta vẫn thấy được sức mạnh tiềm tàng của i3 - 12100.
Khả năng tải ứng dụng
Microsoft Word
Microsoft Excel
Điểm chuẩn trên Microsoft Powerpoint
Mặc dù Core i3 - 12100 cũng đem đến thời gian tải ứng dụng nhanh nhưng Ryzen 5 5600G và Ryzen 3 3300X vẫn đạt mức cao hơn. Ngược lại, chip 12100 đánh bại toàn bộ danh sách Ryzen của đội AMD ở các phần mềm Microsoft Office.
HandBrake Power
i3 - 12100 tốt hơn trên Blender v2.90
HandBrake Power Efficiency
Điểm đo trên AIDA Stress Test Power Comsumption
So với các chip Ryzen 5000 series với Zen 3 của AMD thì các chip Alder Lake đến từ nhà Intel vẫn hút nhiều điện năng hơn, nhưng bù lại chúng ta sẽ có tiến trình Intel 7 cùng với kiến trúc lai, công nghệ phân luồng. Tuy nhiên, về lõi tứ thì Core i3 – 12100 không có đối thủ cạnh tranh và nó đủ điều kiện để dành chiến thắng trước đối thủ duy nhất của AMD đó là Ryzen 3 3300X chạy trên Zen 2.
Biểu đồ hiệu năng
Tính năng lượng tích luỹ cần thiết
Chúng ta có một cái nhìn khác về mức tiêu thụ điện năng bằng cách tính toán năng lượng tích luỹ cần thiết để thực hiện các công việc khổng lồ của Blender và x264, x265 tương ứng. Biểu đồ được tính bằng Kilojoules ở phía bên trái. Bởi vì các khối lượng công việc này bao gồm một lượng việc cố định nên biểu đồ có thêm trục ngang để nhằm đánh giá dựa trên thời gian cần thiết để hoàn thàh công việc.
Bộ vi xử lý nằm ở gần góc dưới cùng bên trái nhất là chip có thời gian tính toán nhanh hơn, yêu cầu năng lượng tác vụ thấp hơn nên sẽ là chip tốt nhất. Như ta thấy ở hình trên, chip của Intel đã giảm dần từ phía trên bên phải xuống gần phía dưới bên trái, điều này cho thấy hiệu quả đã được cải thiện.
Nhìn chung, dẫu rằng Core i3 – 12100 không có thiết kế Alder Lake lai, thay vào đó chỉ sử dụng 4 lõi P hiệu năng cao nhưng con chip này vẫn mang lại hiệu suất vượt trội để chiến game. Bên cạnh đó vi xử lý này còn nổi bật trong công việc phân luồng song song với hiệu suất hàng đầu trong khối lượng công việc đa luồng. Nếu bạn đang tìm kiếm một vi xử lý chơi game và ứng dụng mượt mà, ổn định trong phân khúc từ 105 – 130 đô la thì i3 – 12100 chính là sự lựa chọn phù hợp!
Xem thêm >>>
Đánh giá sức mạnh AMD Ryzen 7000
Review Intel Core i9 – 12900KS: CPU chơi game nhanh nhất trong năm 2022
Review CPU Ryzen 7 5700X cho hiệu năng vượt trội
copyright © mega.com.vn