Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
19-01-2021, 10:45 am 5767
Hướng dẫn cách sửa lỗi máy in không thể kết nối qua mạng Lan
Trong quá trình cài đặt và kết nối máy in với máy tính cá nhân, đôi khi sẽ xuất hiện một số lỗi kết nối máy in như quá trình cài đặt đang diễn ra một phần thì bị ngừng, máy in không nhận lệnh, tài liệu in ra không có mực in, chỉ toàn giấy trắng, hay như lỗi không thể kết nối tín hiệu giữa máy tính với máy in, máy in không kết nối trong mạng Lan. Với lỗi này, một cửa sổ thông báo lỗi sẽ xuất hiện trên màn hình với dòng thông báo Windows cannot connect to printer, không thể kết nối.
Bạn đã cố gắng thử kiểm tra lại tín hiệu cùng các bước cài đặt phần mềm trên máy tính, nhưng lại không nhận được kết quả gì cùng cửa số thông báo lỗi kết nối vẫn hiển thị. Đây là một trong số rất nhiều lỗi nhỏ khi kết nối máy in với máy tính chạy hệ điều hành windows, vậy cách fix lỗi như thế nào, làm thế nào để sửa lỗi này thì mời các bạn cùng xem xem tiếp nội dụng bên dưới bài viết.
Lỗi không thể kết nối với máy in
Nếu khi kết nối với máy in, máy tính của bạn hiển thị lên một cửa sổ thông báo Windows cannot connect to printer và kèm theo mã lỗi error 0x0000007, thì có thể là do máy tính của bạn đang thiếu file mscms.dll.
Bước 1:
Đầu tiên bạn cần truy cập vào thư mục máy tính theo đường dẫn sau: C:\Windows\system32\ hoặc C:\Windows\system64\ và chọn file có tên là mscms.dll.
Bước 2:
Tiếp theo bạn cần copy file mscms.dll vào thư mục theo đường dẫn bên dưới trên máy tính của mình:
● C:\Windows\system32\spool\drivers\x64\3\ nếu đang sử dụng Windows 7 64-bit .
● C:\windows\system32\spool\drivers\w32x86\3\ nếu đang sử dụng Windows 7 32-bit.
Làm điều tương tự với máy tính chạy hệ điều hành win 10.
Cuối cùng bạn khởi động lại máy in và thực hiện thao tác chia sẻ các máy in trong mạng LAN như thông thường.
Việc kết nối máy in chuyên dụng với máy tính có thể được thực hiện thông qua kết nối mạng internet hoặc wifi, hoặc nó có thể được kết nối trực tiếp thông qua cổng kết nối USB trên máy tính của mình.
Trong hệ điều hành Windows sẽ có một chương trình tên là Add Printer Wizard được truy cập từ Devices and Printers trong Control Panel. Khi nhấn vào liên kết Add Printer, Windows sẽ tự động tìm kiếm máy in trên mạng. Khi máy in được tìm thấy, nó sẽ bật lên và bạn có thể chọn và tiến hành in.
Cách xử lý lỗi 101
Điều đầu tiên bạn cần làm khi xuất hiện lỗi laptop không nhận máy in này đó chính là kiểm tra xem những chiếc máy tính cùng máy in mà bạn cần kết nối có nằm trên cùng một mạng hay không và tính năng chia sẻ kết nối trực tiếp đã được bật hay chưa.
Nếu bạn không nhìn thấy tên của máy in mình muốn kết nối nằm trong danh sách Add Printer Wizard trên máy tính hoặc không thể kết nối khi nhấp chuột vào tên của nó. Lúc này bạn hãy nhấp chuột vào liên kết có tên là “The printer that I want isn’t listed”.
Một cửa sổ mới sẽ hiện lên, bạn sẽ mở ra một cửa sổ mới với hai lựa chọn thêm máy in cục bộ từ mạng có dây, hay không dây hoặc qua kết nối với máy in thông qua Bluetooth. Bạn nên dùng tùy chọn thứ hai.
Mục kế tiếp trong cửa sổ Add Printer Wizard là Find a printer by name or TCP/IP Address (tìm máy in theo tên hoặc địa chỉ TCP/IP).
Đối với tùy chọn “Select a printer by name”, bạn nhập tên máy in cần kết nối theo mẫu: \\COMPUTERNAME\PRINTERNAME
+ COMPUTERNAME là tên của máy chủ (hoặc máy tính mà máy in được cài đặt) trên mạng. Nó có thể tìm thấy thông qua Control Panel -> System and Security -> System (trong Windows 7).
Nếu không thể kết nối hoặc tên của máy in vẫn bị ẩn, bạn có thể thử lựa chọn cuối cùng “Add a printer using a TCP/IP or hostname” (thêm máy in sử dụng giao thức TCP/IP hoặc tên máy). Lúc này bạn cần phải có địa chỉ IP tĩnh của máy in.
+ Để lấy địa chỉ IP tĩnh của máy in, bạn có thể vào Control Panel -> Printers, nhấn chuột phải vào biểu tượng máy in cần xem, chọn Printer Properties và chọn thẻ Ports.
Sau đó bạn gõ địa chỉ IP trong mục Hostname hoặc IP Address và nó sẽ tự động xuất hiện trong trường Port name. Nhấn Next và để nó tự động kết nối.
Mong rằng qua bài viết bạn có thể tìm ra lỗi mà bạn đang gặp phải và khắc phục được nó.
Xem thêm >>>
Cách khắc phục lỗi máy in Operation could not be completed
Một số lỗi phổ biến trên máy in photocopy Ricoh và cách khắc phục vô cùng hiệu quả
Các lỗi máy in hóa đơn thường gặp và cách khắc phục đơn giản, hiệu quả 100%
copyright © mega.com.vn