Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
15-03-2022, 5:14 pm 143
Tìm Hiểu Từ A-Z Phần Mềm Máy Tính
Có thể nói rằng, chiếc máy tính là vật không thể thiếu trong thời đại công nghệ số, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua “phần mềm máy tính”. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu được cặn kẽ về nó. Trong bài viết hôm nay, Mega sẽ giúp bạn làm rõ khái niệm, phân loại của phần mềm máy tính nhé!
Thế nào là phần mềm máy tính?
Phần mềm máу tính có tên tiếng anh là Computer Softᴡare ᴠà thường được gọi tắt là phần mềm (Softᴡare). Là một tập hợp những câu lệnh, hoặc chỉ thị được ᴠiết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình, theo một trật tự хác định để cùng các dữ liệu hoặc tài liệu liên quan, thực hiện một ѕố nhiệm ᴠụ haу chức năng bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng. Ngoài ra còn cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác. Các bạn có thể hình dung nó theo một khái niệm trừu tượng đó là khác với phần cứng, phần mềm không thể sờ hay đụng vào, nó cần phải có phần cứng máy tính mới có thể thực thi được.
Trước đây, để tạo ra chương trình máy tính người ta phải làm việc trực tiếp với các con số 0 hoặc 1 (sử dụng hệ số nhị phân), hay còn gọi là ngôn ngữ máy. Công việc này được cho là vô cùng khó khăn, làm mất nhiều thời gian và công sức, không những thế còn gây ra rất nhiều lỗi. Vì vậy phần mềm máy tính được tạo ra để khắc phục điều đó.
Phần mềm theo phương thức hoạt động có thể có ba loại cơ bản: phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng và phần mềm lập trình.
Phần mềm hệ thống
Phần mềm hệ thống được dùng để vận hành máy tính. Khi máy tính được bật nó sẽ tham gia vào quá trình kích hoạt phần cứng và điều khiển hoạt động của chúng. Các chương trình ứng dụng cũng được điều khiển bởi phần mềm hệ thống. Phần mềm hệ thống cũng được phân ra rất nhiều dạng.
Hệ điều hành
Hệ điều hành
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống hoạt động tựa như một giao diện cho phép người dùng tương tác với máy tính, quản lý và điều phối tất cả hoạt động của phần cứng và phần mềm của máy tính. Ví dụ: Windows, Linux, Unix,...
Bios
Là viết tắt của hệ thống đầu ra – vào cơ bản, được lưu trữ trong bộ nhớ Chỉ Đọc (ROM) nằm trên bo mạch chủ. Trong bộ máy tính tiên tiến thì nó được lưu trữ trong bộ nhớ flash.
Khi bật máy tính, BIOS là phần mềm đầu tiên được kích hoạt, nó sẽ làm nhiệm vụ load các trình điều khiển của ổ đĩa cứng vào bộ nhớ và hỗ trợ hệ điều hành tự tải vào bộ nhớ
Bộ hợp dịch
Đóng vai trò của bộ chuyển đổi khi nhận các lệnh cơ bản của máy tính và tiến hành đọc chuyển thành mẫu bit. Bộ xử lý sẽ dùng các bit để thực hiện các hoạt động cơ bản
Trình điều khiển thiết bị drvier
Trình điều khiển hay trình điều khiển thiết bị (tiếng Anh: device driver, hay gọi tắt là driver) là một chương trình máy tính vận hành hoặc điều khiển một loại thiết bị ngoại vi cụ thể được gắn vào một máy tính. Nó cho phép máy tính sử dụng phần cứng bằng cách cung cấp một giao diện thích hợp. Nhân của CPU máy tính giao tiếp với các phần cứng khác nhau thông qua phần mềm này. Thông thường, hệ điều hành sẽ đi kèm với trình thiết bị để sử dụng được phần cứng.
Phần mềm ứng dụng
để phần mền hệ thống được hoàn thiện cần phải có sự góp mặt của phần mềm ứng dụng và phần mềm tiện ích. Tương tự như việc xây một căn nhà cần phải có khâu sơn sửa, trang trí vậy
phần mềm ứng dụng là tổ hợp của các chương trình được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ cụ thể. Máy tính cũng có thể chạy mà không cần phần mềm ứng dụng bởi nó hoàn toàn không có quyền kiểm soát hoạt động của máy tính.
Như đã nói, phần mềm ứng dụng tựa như vật dụng, hoặc vật trang trí trong một căn nhà. Người dùng có thể dễ dàng cài đặt hoặc gỡ cài đặt tùy thuộc vào nhu cầu. Ví dụ: Microsoft Office Suite, Adobe Photoshop, các trình duyệt web như Google Chrome, Cốc Cốc,... hoặc được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: phần mềm Xử lý Văn bản, bảng tính, đa phương tiện, ...
Phần mềm dịch mã
Phần mềm dịch mã
Còn được gọi là trình dịch. Là phần mềm bao gồm trình dịch biên dịch và trình thông dịch. ó chức năng chuyển đổi chương trình được viết trên ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
- Chúng ta cần phải có chương trình dịch bởi vì chương trình dịch có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy cụ thể. Nó nhận đầu vào là chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao (chương trình nguồn) là dữ liệu vào (Input), thực hiện chuyển đổi sang ngôn ngữ máy (chương trình đích) là kết qua ra (Output)
Nền tảng ứng dụng
Là nền tảng công nghệ hỗ trợ cho việc tạo ra các ứng dụng web, dịch vụ web. Ví dụ ASP.NET
Phần mềm mã nguồn đóng (closed source software): Là phần mềm mà mã nguồn của nó sẽ không được công bố. Để sử dụng phần mềm nguồn đóng người dùng phải được cấp bản quyền.
Phần mềm mã nguồn mở (open source software): Mã nguồn của nó sẽ được công bố rộng rãi, công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó. Thông thường thì loại phần mềm này sẽ được cung cấp miễn phí.
Xem thêm >>>
Top 7 phần mềm thay đổi giọng nói trên máy tính
Top 7 phần mềm dọn rác máy tính, laptop hiệu quả nhất 2022
5 phần mềm diệt virus phổ biến hiện nay trên máy tính
copyright © mega.com.vn