Hotline: 0236.3689.300
Chat tư vấn ngay messenger zalo livechat
Bạn cần gì có thể chát với chúng tôi
Máy bộ Mega Màn hình máy tính Máy Tính Xách Tay Linh kiện Máy Tính Gaming Gear & Console Tản Nhiệt TB lưu trữ ,nghe nhìn Máy tính bộ - Máy chủ Phụ Kiện Thiết bị mạng Thiết bị văn phòng Camera - Phần mềm Đồng Hồ- Đồ công nghệ Apple Store

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

Bán hàng trực tuyến
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG TOÀN QUỐC
Linh kiện máy tính - PC lắp ráp
  • Zalo Mr.Duy: 0788 896 096
  • Zalo Ms.Trâm: 0374 729 140
  • Zalo Ms.Mai: 0776 662 434
  • Zalo Ms.Hiếu: 0367 780 359
  • Zalo Mr.Tùng: 0702 699 961
Laptop - Máy in - Camera
  • Zalo Mr.Tiến: 0905 568 434
  • Zalo Mr.Toàn: 0398 743 729
  • Zalo Ms.Nga: 0905 910 094
Dealer - Tư vấn GameNet
  • Zalo Ms.Sương: 0918 348 455
  • Zalo Ms.Thảo: 0942 011 640
  • Zalo Ms.Tính: 0935 494 993
  • Zalo Mr.Nghĩa: 0935 484 873
  • Zalo Ms.Thúy: 0942 011 628
Doanh Nghiệp - Dự Án
  • Zalo Mr.Việt: 0935 555 654
Phòng kỹ thuật
  • Zalo SĐT: 0942 011 627
Hỗ trợ bảo hành
  • Zalo Mr.Sơn: 0905 717 140
Hướng Dẫn Trả Góp Khuyến mãi

Tìm hiểu về layout và form factor bàn phím cơ hiện nay

12-02-2022, 10:59 am   18152

Tìm hiểu về layout và form factor bàn phím cơ hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều layout và form bàn phím khác nhau. Vì vậy, để tăng được trải nghiệm tốt trong quá trình sử dụng hay tránh gõ nhầm phím thì bạn cần phải tìm cho mình đúng chuẩn layout với kích thước phù hợp và đã quen sử dụng. Trong bài viết này, MEGA sẽ cập nhật cho bạn các kiến thức về layout và form factor bàn phím cơ hiện nay để bạn có thể tìm được loại layout bàn phím phù hợp cho mình nhé.

 

 Bàn phím cơ hiện nay có nhiều layout khác nhau

 

1. Form factor

1.1. Khái niệm

Form factors là yếu tố hình thức trong khía cạnh thiết kế. Nó quy định kích thước, hình dạng và thông số kỹ thuật vật lý của các thành phần. Trong bàn phím, form factor được hiểu là hình dạng kích thước của bàn phím cơ cùng với số lượng keys đang có trên chiếc bàn phím.

Hiện nay form factor gồm nhiều loại size khác nhau để phục vụ cho nhu cầu của từng đối tượng.

 

 

1.2. Các loại form factor

-  Full size

Như tên gọi của nó, bàn phím full size có một kích thước đầy đủ với toàn bộ phím tiêu chuẩn mà bạn có thể tìm thấy ở trên tất cả các loại bàn phím. Thông thường, kích cỡ bàn phím này thường có 104 phím, đây là kích cỡ phổ thông mà những người mới sử dụng, người đã sử dụng lâu hay có nhu cầu đa dạng ưa thích. Loại bàn phím này có đầy đủ cụm phím kí tự, cụm số, cụm mũi tên và tất cả các phím bấm chức năng khác.

 

 Thiết kế fullsize phổ biến ở nhiều bàn phím

 

-  Tenkeyless

Về hình thức thì loại phím Tenkeyless giống như loại full size điểm khác nhau chính là Tenkeyless đã loại bỏ cụm phím số ra khỏi bàn phím và kích thước so với full size chỉ ở mức 80%.

Kích cỡ tenkeyless khá là phổ biến trong giới gamer bởi với kích thước nhỏ gọn giúp chừa một khoảng trống khá lớn để di chuyển chuột trong quá trình chơi gamer. Mặc dù kích thước nhỏ hơn nhưng về cơ bản vẫn không khác gì cỡ full size vì nó chỉ lượt bỏ dãy phím số. Vì vậy, khoảng cách giữa các phím không quá sát nhau nên ít xảy ra tình huống gõ nhầm.

 

 Bàn phím full size 80%

 

-  Cỡ 75%

Về cơ bản số lượng phím tương đường với cỡ tenkeyless 80%. Với kích cỡ này các phím được đặt sát vào nhau hơn để tạo ra một không gian nhỏ gọn vừa vặn 75%. Đây là kích thước khá phù hợp để mang ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là một gamer, người thao tác với các phím số nhiều hay có bàn tay to thì nên cân nhắc khi lựa chọn kích thước này cho bàn phím.

 

 Số lượng phím tương đường với cỡ tenkeyless 80%

 

-  Cỡ 60%

60% có lẽ là một yếu tố hình thức bàn phím ít phổ biến hơn so với những yếu tố khác mà chúng ta đã thấy cho đến nay. Với kích thước nhỏ, nó loại bỏ hàng phím F ở trên cùng, cũng như các phím điều hướng (insert, page up, page down,… ). Để sử dụng phím F, bạn sẽ phải sử dụng phím FN cùng với một trong các phím số (FN + 1 cho F1, FN + 2 cho F2, v.v.).  Kiểu bàn phím 60% sẽ thiếu phím mũi tên vì vậy người dùng phải nhấn FN cùng với A, S, D & W để thay thế. Cỡ bàn phím này thường được các gamer chơi trò chơi tốc độ cao như MOBA hoặc FBS sử dụng.

 

 Game thủ lựa chọn kiểu bàn phím khi chiến MOBA, FPS,...

 

-  Cỡ 65%

Được hiểu là cỡ 60% cộng thêm các phím bấm mũi tên. Những cụm phím mũi tên này sẽ được phân bổ vào vị trí phù hợp để nằm chung vừa vặn với các phím kí tự. Vì vậy nếu ai mới sử dụng bàn phím này sẽ mất một khoảng thời gian để làm quen.

 

 Đây là kiểu layout ít phổ biến

 

2. Layout bàn phím

2.1. Khái niệm

Form factor không phải là một yếu tố duy nhất làm thay đổi diện mạo của một chiếc bàn phím mà còn phụ thuộc thêm một yếu tố khác chính là layout của bàn phím. Tùy theo vị trí địa lý hay thói quen sử dụng mà kích thước hay diện mạo khác lạ cho mỗi chiếc bàn phím cơ. Hiện tại có 3 loại layout chiếm đến 90% các layout trên toàn thế giới được dùng cho bàn phím cơ phổ biến nhất hiện nay đó là ANSI, ISO và JIS.

 

 

2.2. Phân chia layout bàn phím cơ

-  Mechanical (cơ học)

Dựa trên các vị trí vật lý và số lượng phím. Mechanical Layout dùng để phân biệt vị trí vật lý của từng phím bấm trên bàn phím.

-  Visual (hình ảnh)

Phần visual layout được phân biệt dựa trên những kí tự được in trên mặt keycap. Nó sẽ được thay đổi tùy theo mỗi quốc gia, ngôn ngữ và nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn như nếu keycap sử dụng trên bàn phím của Nhật Bản thì sẽ có thêm những kí tự của tiếng Nhật bên cạnh các kí tự A,B,C.

Tuy nhiên hiện nay, việc thay keycap rất dễ dàng nên visual layout không phải là yếu tố quá quan trọng và khó khăn khi bạn muốn thay đổi keycap. Mỗi chiếc bàn phím có thể thay đổi visual layout bất cứ lúc nào bằng cách thay thế keycap mới.

 

 Visual layout

 

-  Functional (tính năng)

Ở phần này, được xác định dựa trên sự kết nối giữa phím bấm vật lý và kí tự hiển thị trên màn hình. Nếu bạn bấm một phím bất kỳ trên bàn phím thì màn hình sẽ hiện ra đúng ký tự đó. Ví dụ như khi bạn nhấn phím A thì màn hình sẽ hiển thị phím A. Thông thường functional layout sẽ giống hệt với visual layout. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể thay đổi functional layout của bàn phím để tối ưu cho công việc nếu hệ điều hành của bạn có hỗ trợ thay đổi.

 

2.3. Có bao nhiêu loại layout bàn phím

-  ANSI

ANSI là tên viết tắt từ American National Standards Institute. Đây là chuẩn layout bàn phím được sử dụng ở Mỹ, Canada và một số nước tại Châu ÂU. Số phím của ANSI thường có 104 phím (Full size) hoặc 87 phím (TKL).

 

 ANSI

 

-  ISO

ISO (Organization for Standardization) là chuẩn layout được sử dụng nhiều ở thị trường Châu Âu. Không quá khác so với bàn phím ANSI, bàn phím ISO có thêm 1 phím mới, tương ứng với 105 phím (Full size) hoặc 88 phím (TKL). Có thể nhận biết layout phím ISO và ANSI ở nút Enter. Ở ISO sẽ có nút Enter lớn hơn, chiếm 2 dòng. Trong khi đó nút enter ở layout ANSI chỉ chiếm 1 dòng và dài hơn.

 

 ANSI

 

-  JIS

Chuẩn layout JIS được trang bị thêm một bảng chữ cái hỗ trợ tiếng Nhật. Ở dạng bàn phím này thì sẽ nhiều hơn ISO 4 phím và 5 phím đối với ANSI bởi bàn phím JIS thường có đến 109 phím (full size).

 

 JIS

 

3. Tổng kết

Tùy vào ngôn ngữ, sở thích, thói quen hay kích cỡ bàn tay mà bạn nên lựa chọn cho mình một layout có kích thước phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bởi nếu mua loại có kích thước quá lớn, ngôn ngữ và vị trí bàn phím không phù hợp sẽ khiến cho người dùng không được thoải mái trong quá trình sử dụng. Vì thế, trước khi lựa chọn một chiếc bàn phím cơ thì nên xác định được mục đích thói quen sử dụng của mình nhé.

"Nếu bạn đang ở Đà Nẵng muốn tìm mua bàn phím cơ chất lượng thì có thể đến cửa hàng Mega Technology ở 130 Hàm Nghi để nhờ nhân viên tư vấn. Hoặc nếu bạn ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh muốn mua sản phẩm cũng có thể xem và đặt hàng trực tiếp tại website mega.com.vn"

 

 

Xem thêm >>>

Keycap là gì? 3 điều bạn cần biết về keycap

Review bàn phím cơ AKKO ACR 

Những điều cần biết về Switch bàn phím cơ

copyright © mega.com.vn 

Đăng ký nhận chương trình khuyến mãi!