Hotline: 0236.3689.300
Chat tư vấn ngay messenger zalo livechat
Bạn cần gì có thể chát với chúng tôi
Máy bộ Mega Màn hình máy tính Máy Tính Xách Tay Linh kiện Máy Tính Gaming Gear & Console Tản Nhiệt TB lưu trữ ,nghe nhìn Máy tính bộ - Máy chủ Phụ Kiện Thiết bị mạng Thiết bị văn phòng Camera - Phần mềm Đồng Hồ- Đồ công nghệ Apple Store

Giỏ hàng của bạn
0 sản phẩm

Bán hàng trực tuyến
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG TOÀN QUỐC
Linh kiện máy tính - PC lắp ráp
  • Zalo Mr.Duy: 0788 896 096
  • Zalo Ms.Trâm: 0374 729 140
  • Zalo Ms.Mai: 0776 662 434
  • Zalo Ms.Hiếu: 0367 780 359
  • Zalo Mr.Tùng: 0868 023 003
  • Zalo Mr.Nghĩa: 0905 180 860
Laptop - Máy in - Camera
  • Zalo Mr.Tiến: 0905 568 434
  • Zalo Mr.Toàn: 0398 743 729
  • Zalo Ms.Nga: 0905 910 094
Dealer - Tư vấn GameNet
  • Zalo Ms.Sương: 0918 348 455
  • Zalo Ms.Thảo: 0942 011 640
  • Zalo Ms.Tính: 0935 494 993
  • Zalo Mr.Nghĩa: 0935 484 873
  • Zalo Ms.Thúy: 0942 011 628
Doanh Nghiệp - Dự Án
  • Zalo Mr.Việt: 0935 555 654
Phòng kỹ thuật
  • Zalo SĐT: 0935 484 863
Hỗ trợ bảo hành
  • Zalo Mr.Sơn: 0905 717 140
  • Zalo SĐT: 0942 011 627
Hướng Dẫn Trả Góp Khuyến mãi

Cách Build PC tốt nhất cho công việc 3D Animation

21-05-2022, 11:41 am   4191

Cách Build PC tốt nhất cho công việc 3D Animation - Những điều cần lưu ý để xây dựng được bộ PC cho công việc hoạt họa

Dựng phim 3D Animation là một công việc vô cùng thú vị, tạo nên những bộ phim hoạt hình ấn tượng, sống động, hay các TVC vui mắt đến mọi người. Nhưng để có những video hoạt họa chất lượng, người làm dựng hình cần sở hữu cấu hình PC đủ mạnh mẽ và chuyên biệt để chạy các chương trình như Autodesk 3DS Max, Web Cartoon Maker, Scratch,...Vậy như thế nào là chiếc PC hoàn hảo cho công việc 3D Animation. Mời bạn đọc cùng Mega tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bài viết này bao gồm những thông tin về:

  • Cách phần mền Animation sử dụng phần cứng PC của bạn
  • Thông tin chi tiết và các khuyến nghị về những linh kiện quan trọng trong bộ PC cho Animation
  • Một số bộ PC hoàn chỉnh theo mức giá cho bạn lựa chọn

 

Build PC Animation

Build PC dành cho công việc Animation 

 

1. Ứng dụng Animation hoạt động thế nào trên phần cứng PC của bạn

Để build PC dành cho Animation bạn cần hiểu được những phần mềm chạy Animation 2D3D sẽ cần gì ở các phần cứng máy tính của bạn. Đối với người làm các công việc thiết kế đồ họa trên phần mềm 3D Software. Bạn thường xuyên phải thực hiện những thao tác như: tạo dáng các nhân vật, đặt khung hình chính, điều chỉnh đường cong hoạt họa, di chuyển các đối tượng xung quang để Keying trên khung hình mới,... Tất cả những quy trình này đều đòi hỏi độ phản hồi cao, trực quan ngay lập tức.

 

Phần mềm Animation

 Những tác vụ trên các phần mềm như Autodesk 3DS Max, Web Cartoon Maker, Scratch thường rất nặng, đòi hỏi PC có phần cứng khỏe

 

 

Để khung hình hay những thành tố UI Elements khác trong phần mềm sẽ được cập nhập ngay lập tức trên PC của bạn phải thực sự nhanh và mạnh vì có rất nhiều công đoạn phải làm trong quy trình 3D Animation Production Pipeline – một hệ thống sản xuất các phim hoạt hình 3D như Rendering, Simulation - mô phỏng, Texture Baking – quá trình chuyển chi tiết từ mô hình này sang mô hình khác. Những thao tác này rất nặng mà máy tính phải tự hoàn thành, không phụ thuộc vào bất cứ tác động nào của người dùng.

Ưu tiên hiệu suất đơn nhân

Điều mà bạn cần quan tâm đến trên một bộ PC dành cho công việc Animation chính là hiệu năng đơn lõi. Vì các tác vụ này không thể thực hiện song song nên bạn sẽ cần đến một CPU mới hiệu năng đơn nhân cao nhất có thể.

Bộ vi xử lý chịu trách nhiệm tính toán hầu hết mọi việc bạn làm trên máy trính. Mỗi CPU đều có nhiều lõi. Dưới đây là hình ảnh của Windows Taskmanager hiển thị một CPU có 4 lõi. Lõi là các bộ phận riêng lẻ của CPU có thể tính toán một nhiệm vụ nhất định.

 

Windows Taskmanager

Windows Taskmanager

 

Đối với một bộ PC cho công việc dựng hình 3D, người dùng sẽ cần một CPU có lõi cực nhanh, vì hầu hết các tác vụ cho công việc này chỉ có thể thực hiện bởi một lõi tại một thời điểm.

 

Các nhân trong CPU

 Cách thức hoạt động của các nhân trong CPU

 

Lý do chính cho việc các tác vụ Animation không thể thực hiện song song vì các đối tượng hình ảnh đang được làm động như di chuyển, biến dạng, hoặc vô số các hành động khác sẽ được điều khiển bởi các đoạn mã hoặc phụ thuộc vào thứ tự phân cấp để được xử lý lần lượt.

Điều đó cho thấy cho dù bạn đang sở hữu một CPU đa lõi cũng sẽ không mang lại nhiều lợi ích đối với dựng hình 3D. Mà quan trọng là lõi CPU phải đạt xung nhịp cao nhất có thể.

Còn đối với công việc dựng hình 2D. Các tác vụ của nó có phần nhẹ hơn, vì thế bạn có thể thực hiện nhiều hiệu ứng hơn trong chuỗi xử lý hình ảnh. Nhiều tác vụ khác có thể được thực hiện song song chẳng hạn như việc Rendering. Nhiều lõi CPU hơn sẽ có phép bạn Render nhanh hơn.

 

2. Những yếu tố cần có cho một CPU làm đồ họa 3D

Như đã nói đến ở trên, đối với công việc 3D Animation, người dùng sẽ cần một CPU có xung nhịp rất cao. Không nhất thiết phải có số lượng nhân lớn (trừ khi bạn cần Rendering nhiều).

Vậy liệu chúng ta có thể sở hữu một CPU vừa có xung nhịp cao, lại đa lõi?

Nếu thế thì công việc Animtion sẽ trở nên rất nhanh, trơn tru và hiệu năng hơn nhiều. Nhưng thật không may, bạn sẽ phải đánh đổi nếu lựa chọn một trong hai.

Có nghĩa là nếu bạn muốn một chip CPU có mức xung nhịp cao, thì nó chỉ có số lượng lõi ít. Còn nếu chọn lựa CPU đa lõi thì mỗi lõi lại có mức xung nhịp khá thấp.

 

 Một CPU hoàn hảo sẽ vừa có mức xung nhịp cao cùng số lượng lõi lớn

 

Lý do cho vấn đề này là do CPU có các giới hạn nhiệt và giới hạn công suất cụ thể. Nó không thể vượt quá mức cho phép vì mỗi lần tăng xung nhịp đều cần nhiều năng lượng hơn và làm cho CPU chạy nóng hơn.

May mắn thay, nhà Intel và AMD đã nghĩ ra công nghệ để cải thiện vấn đề trên. Cả hai hãng sản xuất CPU lớn này đều tích hợp tính năng Turbo – Boost hoặc Turbo – Core. Tính năng này cho phép tự động ép xung các lõi đang được sử dụng, miễn là không vượt quá giới hạn tiêu thụ điện và nhiệt.

 

Công nghệ Turbo – Boost đã cải thiện hiệu quả ép xung cho các nhân trên CPU 

 

Đối với công việc Animation, bạn có thể dùng CPU có 6 lõi. Nhưng trong khi tạo hình ảnh động bạn chỉ cần 1 đến 2 lõi. CPU sẽ tự động ép xung lõi đang được sử dụng và hạ mức xung nhịp hoặc dừng tất cả các lõi còn lại.

Vì vậy để thực hiện tốt các tác vụ cho công việc 3D Animation bạn nên lựa chọn những loại CPU sau.

  • AMD Ryzen 9 5900X - 12 lõi, xung nhịp cơ bản 3,7 GHz, xung nhịp nhanh 4,8 GHz
  • AMD Ryzen 7 5800X - 8 lõi, xung nhịp cơ bản 3,8 GHz, xung nhịp nhanh 4,7 GHz
  • AMD Ryzen 5 5600X - 6 lõi, xung nhịp cơ bản 3,7 GHz, xung nhịp nhanh 4,6 GHz
  • Intel i9 12900K - 16 lõi, Xung nhịp cơ bản 3,2 GHz, Turbo Boost 5,2 GHz
  • Intel i7 12700K - 12 lõi, xung nhịp cơ bản 3,6 GHz, Turbo Boost 5 GHz

 

 Cuộc chiến giữa Intel và AMD vẫn vô cùng khốc liệt khi hai hãng liên tiếp cho ra mắt các chip CPU có hiệu năng cao

 

Các CPU trên đều vô cùng phù hợp cho việc làm hoạt hình. Chúng đều có mức Boost – Clock cao và sẽ mang lại trải nghiệm làm việc hiệu quả, nhanh chóng. Trong danh sách trên, AMD Ryzen 5 5600X là ứng cử viên sáng giá nhất khi vừa mang lại hiệu suất vượt trội mà giá cả cũng rất phải chăng.

 

3. Card đồ họa GPU phù hợp cho PC 3D Animation

Nhiều người nghĩ rằng, card đồ họa sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc cung cấp chế độ xem và trải nghiệm phần mềm mượt mà. Nhưng đối với việc làm phim hoạt hình 3D thì điều này lại không như vậy.

Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua GPU. Có khá nhiều vấn đề mà máy tính của bạn sẽ gặp phải nếu không hiểu rõ về card đồ họa như tắc nghẽn cổ chai, hay có nhiều khoảng trống trong khi chờ CPU thực hiện các tính toán trước khi hiển thị đầu ra. Vì thế người dùng cần để ý đến các tính năng để cải thiện card đồ hoạ như Anti-Aliasing, Anisotropic Filtering, SSAO, Realtime-Shadows,... và nhiều tính năng khác nữa. Các loại tính năng này cũng được tìm thấy trong Maya Viewport 2.0 hoặc trong công cụ Eevee Real – Time của Blender.

Nếu bạn không dựa vào khung hình thực tế và chủ yếu tạo Animation ở các chế độ xem trước với chất lượng thấp thì bạn có thể dùng card đồ họa dòng thấp như Nvidia GTX 1660 Super.

Dưới đây là một số card đồ họa thích hợp cho công việc làm hoạt ảnh

Card đồ họa Nvidia

 

 Card đồ họa RTX 3060 Ti

 

Card đồ họa AMD

Cả hai nhà sản xuất, AMD và Nvidia đều có các dòng card đồ họa hiệu năng cao dành cho công việc Animation. Nhưng Nvidia nhỉnh hơn một chút trong hầu hết các dứng dụng 3D nên đây sẽ là lựa chọn đầu tiên à bạn nên hướng đến.

Ở mức tối thiểu cho việc làm hoạt hình, bạn nên sử dụng Nvidia GTX 1650 Super. Chip GPU này cho hiệu suất ổn định trong hầu hết các ứng dụng 3D2D. Còn nếu bạn muốn hiệu suất cao hơn thì RTX 3060 Ti là sự lựa chọn hợp lý để thực hiện công việc trơn tru, mượt mà. Trong trường hợp bạn có nhiều tiền hơn thì nên hướng đến các GPU cao cấp như RTX 3080 hoặc RTX 3090.

 

4. Dung lượng Ram cần thiết

Dung lượng Ram thường không ảnh hưởng quá hiều đến hiệu suất tổng thể. Nhưng bạn cần sở hữu dung lượng Ram đủ lớn để mọi ứng dụng được vận hành tốt. Đối với PC làm Animation, bạn chỉ cần Ram có tốc độ bình thường, không quá đắt đỏ, thay vào đó hãy chi nhiều tiền hơn cho dung lượng Ram bổ sung. Điều này sẽ tốt cho bộ máy tính của bạn về lâu dài.

Ram về bản chất chỉ là một thành phần lưu trữ mà CPU sử dụng để lưu dữ liệu tạm thời. Bộ nhớ đệm này cho phép CPU truy xuất dữ liệu rất nhanh. Nếu Ram bị đầy, CPU phải tạm thời lưu lệnh trên các thiết bị lưu trữ thứ cấp như ổ cứng, đĩa cứng. Tuy nhiên, các thiết bị này chậm hơn rất nhiều so với Ram. Vì vậy, bạn nên đảm bảo dung lượng Ram máy tính đủ lớn để hệ thống không bị treo hoặc đơ.

 

 

Ram G.Skill

 

Dung lượng Ram cơ bản dành cho máy bộ làm 3D Animation là 16 Gb. Nhưng nhiều Ram hơn sẽ cho phép người dùng mở nhiều phần mềm cùng một lúc. Nên bạn cân đầu tư nhiều dung lượng hơn như 32 Gb hoặc 64 Gb.

Nếu bạn đang sử dụng Cinema 4D, Maya, 3D Max và các phần mềm thiết kế khác như Photoshop, After Effects cùng các ứng dụng chạy nền. Bạn cần dung lượng Ram lớn để vận hành tất cả mọi thứ.

Các thương hiệu Ram tốt mà bạn nên tham khảo là CorsairG.Skill. Điển hình như Corsair 16GB LPX và Corsair 32 GB LPX Vengeance.

 

5. Bo mạch chủ dành cho bộ PC 3D Animation

Giống như Ram, bo mạch chủ cũng không phải là linh kiện để buff tốc độ cho máy tính của bạn. Nhưng sẽ có rất nhiều vấn đề khác mà bạn cần cân nhắc trước khi mua bất cứ sản phẩm bo mạch chủ nào.

Về cơ bản, bo mạch chủ là trung tâm kết nối tất cả những linh kiện và phần cứng khác trong máy tính cũng như các thiết bị ngoại vi bên ngoài với nhau. Để chọn một mainboard phù hợp, điều chú ý đầu tiên là cổng Socket. Vì các loại CPU yêu cầu cổng cắm Socket khác nhau. Ví dụ với chip Intel Core i9 10900K sẽ cần Socket LGA 1200, trong khi đó các CPU AMD Ryzen trung thì trung thành với cổng cắm AM4.

 

 

Mainboard Asus ROG STRIX B460-F GAMING

 

Bạn cũng cần lưu ý về số lượng khe cắm PCIe. Đây là nơi để gắn các GPU vào. Tùy thuộc vào số lượng GPU bạn muốn nhận hoặc dự định nâng cấp trong tương lai mà hãy chọn bo mạch chủ có đủ khe cắm.

Bên cạnh đó, mainboard cũng cần đủ khe để hỗ trợ nâng cấp dung lượng Ram. Thường nhiều khe Ram sẽ cho người dùng nhiều cơ hội nâng cấp bộ máy của mình hơn. Các loại bo mạch chủ ngày nay thường hỗ trợ nâng cấp lên đến 64 GB.

Trong trường hợp bạn có nhiều thiết bị ngoại vi cần kết nối với PC như: chuột, tai nghe, USB, bàn phím,... Hãy đảm bảo mainboard có đủ cổng để kết nối với tất cả. Một số thương hiệu về bo mạch chủ tốt mà bạn nên tham khảo có chiếc PC làm hoạt họa là ASUS, MSI, Gigabyte, ASROCK,...

 

6. Thiết bị lưu trữ tốt nhất cho máy tính bàn làm Animation

Về cơ bản, có ba loại thiết bị lưu trữ mà bạn nên lưu ý bao gồm: HDD, SSD Sata, SSD M.2 PCIe NVMe.

Ổ cứng HDD:

  • Loại thiết bị lưu trữ cũ, đã bị các loại ổ cứng khác vượt mặt về hiệu suất và tốc độ
  • Phù hợp cho việc lưu trữ và sao lưu nhiều dữ liệu.

SSD Sata:

  • Nhanh hơn khoảng 5 lần so với ổ cứng HDD
  • Tốt cho ứng dụng và ổ đĩa hệ điều hành

SSD M.2 PCIe NVMe:

  • Nhanh hơn gấp 5 đến 10 lần so với SSD Sata
  • Ổ đĩa phù hợp với mọi ứng dụng và hệ điều hành

 

 Ổ cứng NVMe cho sức mạnh vượt trội hơn hẳn Sata và HDD 

 

Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên đầu tư mua SSD NVMe cho bộ PC làm Animation. Hiệu suất của ổ cứng này hiện nay là nhanh nhất và không có ổ cứng nào có thể vượt qua.

 

7. Bộ nguồn nào cung cấp năng lượng ổn định nhất cho máy bộ dựng Animation

Tốt nhất bạn nên mua một bộ nguồn PSU có công suất lơn hơn mức cần thiết. Điều đó để bạn có khoảng trống trong tường hợp muốn nâng cấp thêm máy trong lương lai. Tùy thuộc vào phần cứng mà bạn có thể chọn ra bộ nguồn cung cấp số Watts phù hợp. Nếu cần nắm rõ, người dùng có thể kiểm tra công suất máy trên trang BeQuiet.

 

Tản nhiệt CPU Hydro Cooler H60

 

Các thương hiệu sản xuất bộ nguồn tốt mà bạn nên chú ý đến là Corsair, Seasonic, BeQuiet. Nếu bạn thuộc típ người thích sự gọn gàng, thì nên chọn bộ cấp nguồn mô – đun để có ít dây cáp trong PC hơn.

 

8. Lựa chọn vỏ Case

Vỏ case thực sự không liên quan đến hiệu suất của PC. Nhưng nó là bộ mặt bên ngoài, thể hiệu gu thẩm mỹ, cá tính của người dùng. Có rất nhiều màu sắc và kiểu dáng để người dùng lựa chọn. Bạn còn có thể thể hiện linh kiện CPU ra bên ngoài với các vỏ case có chất liệu gương trong suốt. 

Tất nhiên, bên cạnh tính thẩm mĩ, bạn nên đảm bảo các phần cứng của máy vừa vặn với vỏ case. Hãy kiểm tra hệ số của bo mạch chủ để tìm ra kích thước vỏ máy hợp lý.

 

 

 

 

Case MIK LV07

 

9. Khả năng nâng cấp máy tính trong tương lai

Đây là lý do chính cho việc vì sao bạn cần hiểu về từng thành phần để build nên chiếc PC hợp lý. Với việc lựa chọn, cân nhắc kĩ lưỡng cho máy bộ ban đầu, bạn có thể dễ dàng nâng cấp cấu hình trong tương lai.

Bạn có thể dễ dàng thay thế CPU cũ bằng CPU mới hiệu năng hơn và có cùng cổng Socket. Hoán đổi GPU nhanh hơn hoặc thêm nhiều GPU nếu mainboard có đủ khe cắm. Nâng cấp dung lượng Ram dễ dàng khi chỉ việc cắm thêm các bộ Ram tương thích.

 

10. Màn hình tốt nhất cho 3D Animation

Các tiêu chí bạn cần quan tâm cho màn hình làm công việc 3D Animation là kích thước, độ phân giải và tấm nền. Về kích thước màn hình, với những người làm thiết kế đồ họa, bạn cần kích thước hiển thị lớn, thậm chí là hai màn hình trở lên để mở nhiều cửa sổ làm việc cùng lúc. Điều này mang đến hiệu quả công việc cao hơn, người dùng không phải đóng mở liên tục giữa các tab.

 

LCD Samsung LU28R550UQEXXV

 

Độ phân giải màn hình có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hình ảnh hiển thị. Nhất là trong công việc hoạt họa, bạn cần các chi tiết phải rõ ràng và sắc nét nhất. Nên các màn hình có độ phân giải từ 2K đến 4K là sự lựa chọn hợp lý.

Tấm nền IPS hiện đang là sự lựa chọn tốt nhất khi có độ tương phản cao, chuẩn màu chính xác, góc nhìn rộng nhất so với tấm nền VA và TN. Bạn sẽ cần màn hình IPS khi phải làm nhiều các công việc về phân loại màu, hậu kỳ hình ảnh,...

Còn nếu công việc của bạn là làm Animate hoặc Model trong phần mềm 3D. Bạn thường sử dụng chế độ xem bóng mờ hoặc Wireframe tiêu chuẩn thì có thể cân nhắc sang tấm nền TN thông thường để tiết kiệm ngân sách.

 

11. Đề xuất build cấu hình PC cho Animation

PC 3D Animation không chỉ hiệu suất mà còn phải phù hợp với ngân sách của bạn. Dưới đây là một số cấu hình mà chúng tôi đề xuất theo từng khoảng giá khác nhau.

 

Cấu hình PC Animation sử dụng CPU AMD Ryzen 3 3300X trong tầm giá 13 triệu

Đây là một bản dựng giá rẻ dành cho người mới, những người mới bắt đầu làm quen với animation. Nếu bạn có ngân sách cao hơn, bạn nên cân nhắc nâng cấp lên AMD Ryzen 3600 và Nvidia GTX 1660 Super.

Bản dựng này sẽ có một SSD NVMe cho hiệu suất lưu trữ nhanh và RAM 8GB. Với cấu hình này bạn có thể làm việc với các dự án có độ phức tạp thấp hay thiết kế các nhân vật riêng lẻ.

 

 cấu hình pc giá rẻ dành cho anmation

 

Cấu hình PC Animation sử dụng CPU intel i5-12600 trong tầm giá 25 triệu

Intel i5 12600 là một CPU tuyệt vời về cả hiệu năng đơn lõi và đa lõi.

Bộ nhớ RAM 16GB sẽ cho phép bạn làm việc trên các dự án có độ phức tạp trung bình và GPU RTX 3060 là một nâng cấp lớn so với GTX 1650 ở cấu hình giá rẻ phía trên.

 

 

 

Xem thêm >>>

[Hướng Dẫn] Build pc và top những cấu hình Design 2022

[Hướng Dẫn] Build pc và top những cấu hình edit video

[Hướng Dẫn] Build pc và top cấu hình PC dành cho After Effects

[Hướng Dẫn] Build PC - Xây Dựng Cấu Hình Thiết Kế Đồ Họa, Edit, Render Video

[Hướng Dẫn] Build PC - Xây Dựng Cấu Hình Máy Tính Để Bàn

copyright © mega.com.vn

Tin xem nhiều
Đăng ký nhận chương trình khuyến mãi!