Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
21-05-2022, 2:54 pm 6200
Bật mí những tiêu chí để có một chiếc PC tốt nhất cho After Effects
Để build một bộ PC sử dụng hiệu quả phần mềm After Effects thì cần có những tiêu chí riêng biệt. After Effect là phần mềm chuyên về đồ họa, có khả năng xử lí hiệu ứng video và làm chuyển động số và cần sử dụng khá nhiều tài nguyên của máy tính. Vậy nên trong bài viết này, Mega sẽ chỉ cho bạn những thành phần nào trong phần cứng mà có thể cho một chiếc PC After Effects hoạt động tốt nhất.
Nếu bạn muốn biết:
Bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm về After Effects và những tiêu chí cần có để build một bộ PC After Effects tốt nhất.
After Effects là một sản phẩm của Adobe
After Effects là một trong những sản phẩm đến từ Adobe. Với After Effect bạn có thể dễ dàng xử lí, dựng phim, chỉnh sửa hình ảnh, thiết kế hình ảnh 2D, 3D hay thiết kế các video chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, Adobe After Effects (hay còn được gọi là AE) có khả năng tích hợp nhiều hiệu ứng chuyển động sống động, chân thực, biên tập lại các hình ảnh và âm thanh với các tệp video.
Ngoài ra, AE là một phần mềm chuyên dụng để thiết kế video chuyên nghiệp, tạo dựng các trò chơi điện tử thú vị, thậm chí là dùng để sản xuất truyền hình. Vì vậy những sản phẩm được thiết kế bởi AE luôn mang đến cho người xem những trải nghiệm thú vị vì những thước phim và hình ảnh hoạt hình sống động, chân thực đến từng chi tiết.
Việc đầu tiên là bạn hãy xác định được nhu cầu sử dụng của mình, công việc cụ thể mà bạn muốn thực hiện với After Effect.
Xác định được nhu cầu sử dụng để có thể dùng After Effects hiệu quả
Có hai loại công việc chính mà bạn nên cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng:
Công việc chủ động: Công việc “Active After Effects”, có thể hiểu là bạn chủ động sử dụng After Effects trong công việc của mình. Các công việc có thể liên quan đến việc thiết kế hình ảnh, chỉnh sửa video, thiết kế các hình ảnh chuyển động, hình ảnh 2D, 3D, thêm hiệu ứng, kể cả những hiệu ứng phức tạp hoặc điều hướng giao diện người dùng thông qua Menu.
Công việc thụ động: Công việc “Passive After Effects”, thụ động khi dùng After Effect được hiểu là nó có thể thực hiện các chương trình, tự thao tác các tác vụ mà không cần sự tương tác từ bạn. Các công việc như vậy bao gồm render... và các tác vụ xử lí hiệu ứng.
Thực hiện công việc “chủ động” trong After Effects
Nếu bạn muốn sử dụng máy tính với mục đích là “chủ động”, là những công việc như thiết kế đồ họa 3D nặng, thiết kế hình ảnh, chỉnh sửa video, thiết kế hình ảnh chuyển động bạn nên sử dụng CPU với điểm Core-Clock tối đa như Intel i9 12900K hoặc AMD Ryzen 9 5900X.
AMD Ryzen 9 5900X 12 lõi có tốc độ xung nhịp cơ bản 3,7 GHz và tốc độ xung nhịp Turbo boost đơn nhân 4,8 GHz và i9 12900K thậm chí còn mạnh hơn với tốc độ xung nhịp tối đa lên đến 5,2 GHz nhưng lại tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
Bộ xử lý (CPU) tốt nhất cho After Effects
Việc xung nhịp lõi cao có ảnh hưởng rất nhiều đến với các cập nhật về giao diện người dùng trong After Effects. Bạn hãy theo dõi các điểm chuẩn này của "Pugetsystems" để thấy rõ CPU xung nhịp cao vượt trội như thể nào trong After Effects CC.
Bảng điểm chuẩn về độ xung nhịp CPU của Pugetsystems
Điều này khá đúng và hợp lí trong các công việc đòi hỏi sự sáng tạo như thiết kế mô hình 3D, Animation hoặc chỉnh sửa video. Sở hữu Core – Clocks cao sẽ giúp máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của bạn có độ phản hồi nhanh và linh hoạt hơn.
Đối với các công việc thuộc “Active work” trong After Effects, CPU 6 lõi còn đem lại tốc độ xử lý nhanh hơn là CPU 64 lõi. Bởi CPU có ít lõi hơn thường sẽ có tốc độ xung nhịp đơn nhân cao hơn.
Bộ pc trên 100 củ
Các tác vụ thụ động
Nếu bạn muốn sử dụng máy tính cho việc render video mà bạn đã tạo lập trước đó thì điều này có nghĩa là bạn cần CPU nhiều lõi hơn, và những lõi này có xung nhịp càng cao thì càng tốt. Nhưng đáng tiếc là After Effects không sử dụng tốt đa luồng ngay cả với các tính năng Render đa khung hình được phát hành gần đây.
Một số đề xuất dành cho bạn nhưng cũng tùy thuộc vào ngân sách và nhu cầu sử dụng của bạn:
Không có một con số cụ thể nào dành cho bộ nhớ RAM khi sử dụng After Effects, vì không bao giờ có đủ RAM cho phần mềm này. Dung lượng RAM sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, công việc mà bạn đang làm, những chương trình bạn đang chạy song song và loại Plugin bạn đang sử dụng.
Bộ nhớ RAM khi sử dụng After Effects
Nếu bạn đang sử dụng After Effects cho các sản phẩm, dự án có độ phân giải thấp, không vượt quá 1280 × 720 và dạng đồ họa 8 bit màu và thời lượng không quá dài và quá phức tạp thì có thể sử dụng bộ nhớ RAM 16GB. Bạn sẽ thực hiện các thao tác cực kì mượt mà.
Bạn có thể bắt đầu với bộ nhớ RAM 16GB
Tuy nhiên, sự lựa chọn tốt nhất dành cho bạn khi muốn sử dụng After Effects một cách chuyên nghiệp đó là nên dùng ít nhất 32GB RAM. Còn với những sản phẩm ở độ phân giải Full HD trở lên và dạng đồ họa là 16 hoặc 32 bit màu thì bộ nhớ 64GB sẽ đem đến trải nghiệm tốt hơn. Đặc biệt đoạn phim bạn làm gồm nhiều EXR và các cảnh phim nặng thì bạn phải cần ít nhất 64GB RAM để thực hiện nếu như bạn không muốn công việc của mình bị gián đoạn bởi việc liên tục nhấn nút xóa.
Bên cạnh đó, bạn phải đảm bảo được là RAM bạn chọn có tốc độ thích hợp, 3200Mhz hoặc 3600Mhz. Nếu như ngân sách của bạn cho phép thì hãy thử “nghía” qua RAM có độ trễ thấp hơn như CL14 hoặc CL16.
Có ít nhất hai mô-đun RAM đảm bảo chạy tốt ở chế độ Dual Channel, giúp bạn tăng gấp đôi băng thông tiềm năng để truy cập Bộ nhớ của mình. Trên bo mạch chủ HEDT có các chipset như x399, TRX40 hoặc x299, bạn có thể tăng gấp đôi băng thông đó một lần nữa (Quad Channel – 4 kênh) nếu bạn có ít nhất 4 mô-đun RAM được kết nối.
Bạn nên mua mô-đun RAM trong Bộ dụng cụ (kits). Bởi các mô-đun trong bộ kit sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt tại nhà máy, đảm bảo chạy trơn tru trong cấu hình mô – đun đó. Nếu bạn mua nhiều bộ dụng cụ hoặc thậm chí các mô-đun từ các nhà sản xuất khác nhau, khả năng chúng không hoạt động trơn tru với nhau là rất cao.
Các mô-đun trong bộ kit sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt tại nhà máy
Hầu hết các khối lượng công việc của After Effects phụ thuộc nhiều vào hiệu năng CPU hơn là hiệu năng GPU (bộ xử lí các tác vụ có liên quan đến đồ họa). Chỉ khi bạn sử dụng một số hiệu ứng hoặc plugin nhất định (chẳng hạn như NeatVideo Denoise), hoặc đang làm việc trên 3D – Project và đang sử dụng công cụ After Effects Raytracing hoặc Cineware thì GPU sẽ cho bạn sức mạnh của mình.
Tính năng quan trọng nhất trong GPU cho After Effects là số lượng Đơn vị tính toán / Bộ xử lý dòng (trên card AMD) hoặc Lõi CUDA (trên GPU của Nvidia) vì After Effects có thể sử dụng chúng trong kết xuất khung hình 3D, cũng như tăng tốc lập một số tính toán hiệu ứng có thể được áp dụng cho cảnh quay của bạn.
Sự lựa chọn thích hợp dành cho bạn là Nvidia RTX 3060 Ti và RTX 3070 vì chúng có hiệu năng tuyệt vời. Nhưng nếu ngân sách của bạn cho phép thì hãy xem xét RTX 3080, RTX 3080 Ti và thậm chí là 3090 để có được trải nghiệm hiệu suất ở một đẳng cấp khác.
Nvidia RTX 3060 Ti
Nhưng nếu bạn chỉ sử dụng After Effects mà không sử dụng các công cụ, phần mềm khác như Raytracing Engine hoặc các hiệu ứng sử dụng khả năng tăng tốc của GPU thì hãy chọn mua GPU cấp thấp hơn như Nvidia GTX 1660 Super hoặc AMD Radeon RX 5700 XT.
Ngoài ra, After Effects sẽ không tự nhiên sử dụng GPU, nhưng nếu bạn sử dụng PC để thực hiện các công việc như đồ họa 3D và thực hiện Render GPU trong Octane hoặc Redshift thì việc dùng GPU sẽ giúp bạn tăng được hiệu suất lên rất nhiều.
Hầu hết công việc trong After Effects liên quan đến cảnh quay và nếu cảnh phim này có độ phân giải cao và độ sâu bit cao, bạn sẽ muốn có bộ nhớ nhanh. MultiLayer, 32Bit EXRs hoặc RED Files chỉ là một số ví dụ về cảnh quay điển hình mà bạn sử dụng trong After Effects.
Nếu như sở hữu một thiết bị lưu trữ cao cấp để thực hiện các bản xem trước và cho mức độ hiển thị nhanh nhất thì công việc của bạn sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Cho đến nay thì SSD NVMe M.2 như Samsung 970 EVO PLUS hoặc PRO có hiệu suất tuyệt vời và vượt trội hơn bất kỳ SSD SATA nào.
Biểu đồ so sánh ổ cứng
Biểu đồ trên cho bạn thấy SSD NVMe vượt trội như thế nào so với HDD hoặc SSD SATA truyền thống.
Nếu bạn đang dùng những phần mềm thiết kế chuyển động hoặc các dự án đòi hỏi nhiều sự phức tạp thì bạn nên lựa chọn ít nhất 1-2 TB cho bộ nhớ.
Màn hình sử dụng tấm nền IPS
Công nghệ tấm nền, độ phân giải, kích thước, độ chính xác màu sắc là những yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi mua một chiếc màn hình cho After Effects.
Tấm nền IPS là loại tấm nền tốt nhất cho các công việc đòi hỏi tính thẩm mĩ cao về hình ảnh. Với tấm nền IPS, màu sắc sẽ được hiển thị sống động, chân thực, sắc nét, có độ màu tuyệt vời, giúp bạn có thể thiết kế các sản phẩm, dự án của mình một cách chính xác.
Bên cạnh đó, độ bao phủ cũng nên được chú trọng. Bạn thường thấy hầu hết màn hình đều có độ bao phủ màu ít nhất 90% sRGB. Phần trăm độ phủ màu càng cao thì màn hình càng đắt. Nhưng tiền nào thì của nấy, độ phủ màu lớn sẽ giúp màn hình hiển thị màu sắc được đa dạng hơn trong không gian màu như những thiết bị máy tính, laptop đồ họa.
Ngày nay, màn hình thường có tỉ lệ khung hình là 16:9 hoặc 16:10 hoặc rộng hơn là 21:9. Nhưng để sử dụng cho công việc thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì nên lựa chọn màn hình có kích thước 24-27 inch với tỉ lệ khung hình 16:9.
Mặc dù màn hình không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của After Effects nhưng một sự lựa chọn phù hợp sẽ giúp công việc đem lại kết quả tốt và chính xác hơn. Một màn hình tốt thông thường sẽ “sống lâu” hơn so với một màn hình phổ thông.
Intel AMD Ryzen 9 5950X
Intel AMD Ryzen 9 5950X có tốc độ 346 / 4,9 GHz Turbo sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm làm việc nhanh chóng cũng như tốc độ render video tuyệt vời khi xuất các tác phẩm của bạn .
Tản nhiệt là một thành phần khác mà bạn nên thay thế. Thay vì sử dụng quạt tản nhiệt sẵn có, bạn nên sử dụng tản nhiệt riêng, có thể nâng cấp lên tản nhiệt nước để có thể đảm bảo nhiệt độ của CPU luôn ở mức cho phép.
Khi sử dụng CPU có khả năng ép xung, bạn nên đảm bảo bo mạch chủ hỗ trợ điều này và có VRM đủ mạnh để cung cấp tất cả năng lượng cần thiết. MSI Tomahawk X570 là một sự lựa chọn tuyệt vời để đảm bảo PC khi sử dụng các phần mềm thiết kế hình ảnh chuyển động một cách mượt mà mà không gặp phải bất kì giới hạn nguồn nào.
Như đã đề cập ở trên, có một số hiệu ứng được tăng tốc GPU, nhưng GPU sẽ hiếm khi được sử dụng với mức độ tối đa xuyên suốt quá trình làm việc của bạn. Nvidia RTX 3080 sẽ phù hợp với hiệu suất và giá trị khi thực hiện các khối lượng công việc như GPU Rendering trong Redshift hoặc Octane.
Bộ nhớ RAM 64GB hoàn toàn có thể xử lí mượt mà ngay cả các dự án phức tạp của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể nâng cấp lên bộ nhớ 128GB nếu cần.
Nếu bạn không muốn chi tiền quá nhiều cho việc tốc độ lưu trữ, hãy cân nhắc mua một ổ cứng HDD dung lượng lớn để sao lưu các tệp sản phẩm không hoạt động nhằm giải phóng dung lượng trên các ổ đĩa cho các sản phẩm bạn đang thực hiện.
Về PSU và Case, bạn sẽ cần khoảng 750W. Nhưng nếu bạn có dự định nâng cấp hoặc thêm nhiều GPU hơn trong tương lai thì bạn có thể cân nhắc việc mua một PSU có công suất lớn hơn ngay từ bây giờ.
After Effects là một phần của Gói đăng ký Creative Cloud của Adobe và giá rẻ nhất mà bạn có thể chi trả để sử dụng được phần mềm này ở mức giá 20,99 đô la hàng tháng (tương đương khoảng 480.000VND).
After Effects được tạo ra để sử dụng trong việc thiết kế chuyển động, thiết kế, chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa 2D, 3D,...
RAM không bao giờ là đủ cho After Effects. Nó tùy thuộc vào sản phẩm, dự án bạn đang làm. Bộ nhớ RAM 128GB là một sự lựa chọn tuyệt vời dành cho PC của bạn. Ngoài ra bạn còn có thể nâng cấp lên 256GB nếu có nhu cầu. Nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chỉ với 16GB cho những tác vụ cơ bản.
Một số cách để tăng tốc độ hiển thị trong After Effects:
Cấu hình PC After Effect 85 triệu với CPU AMD 5950X
Cấu hình PC After Effect giá rẻ với CPU AMD Ryzen 5 5500
Cấu hình PC After Effect 90 triệu với CPU intel i9-12900K
Trên đây là tất cả những thông tin để bạn hiểu rõ hơn về Adobe After Effects và những tiêu chí cho bạn tham khảo để build một chiếc PC hoạt động AE tốt nhất. Hi vọng bài viết sẽ bổ ích với bạn!
"Nếu bạn muốn build PC tại Đà Nẵng thì có thể đến cửa hàng Mega Technology ở 130 Hàm Nghi để xem trực tiếp các linh kiện, đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ nhiệt tình tư vấn theo nhu cầu sử dụng của bạn.
Còn với khách hàng ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh thì có thể xem và đặt hàng trực tiếp tại website mega.com.vn".
Xem thêm >>>
[Hướng Dẫn] Build pc và top cấu hình dành cho 3D Animation
[Hướng Dẫn] Build pc và top những cấu hình Design 2022
[Hướng Dẫn] Build pc và top cấu hình dành cho 3D Animation
[Hướng Dẫn] Build PC - Xây Dựng Cấu Hình Thiết Kế Đồ Họa, Edit, Render Video
[Hướng Dẫn] Build PC - Xây Dựng Cấu Hình Máy Tính Để Bàn
copyright © mega.com.vn