Giỏ hàng của bạn
Có 0 sản phẩm
14-02-2022, 10:30 am 1648
Cấu tạo và những ưu điểm khi sử dụng bàn phím có dây
Nếu là một người hay chơi game thì nên sử dụng loại bàn phím nào? Đó là câu hỏi thường thấy khi một game thủ đang phân vân giữa bàn phím có dây và không dây. Để giải đáp được những thắc mắc này hãy cùng Mega điểm qua cấu tạo của bàn phím và những ưu điểm của bàn phím có dây so với không dây nhé!
- Layout bàn phím
Ngày nay, có rất nhiều layout bàn phím với đầy đủ kích thước. Các layout phổ biến hiện nay phải kể đến như ANSI, ISO và JIS. Đối với chuẩn layout ANSI có số phím thông thường là 104 phím. Chuẩn ISO sẽ có thêm 1 phím so với ANSI là 105 phím (full size) và chuẩn layout nhiều phím nhất là JIS với 109 phím, được trang bị thêm 1 bảng chữ cái hỗ trợ tiếng Nhật.
Ngoài các chuẩn layout thì để làm nên 1 diện mạo cho bàn phím còn phải kể đến kích thước bàn phím hay form factor. Tùy theo sở thích, nhu cầu, mục đích sử dụng mà có nhiều loại form khác nhau. Đơn cử như full size với đầy đủ phím bấm và các phím chức năng hay các form tenkeyless, cỡ 75% / 60% / 65% với phiên bản rút gọn và nhỏ nhắn hơn so với full size.
Layout bàn phím
- Keycap
Keycap chính là các nút bấm bạn thấy trên một bàn phím. Bạn có thể tháo rời để thay đổi giao diện bàn phím và chất liệu của từng phím tùy thích miễn là những phím đó vừa vặn với khung bàn phím của bạn. Với việc có thể thay đổi keycap giúp bạn dùng dễ dàng cá nhân hóa chiếc bàn phím của mình mà không quá bị ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong bàn phím.
Về chất liệu, mỗi loại bàn phím sẽ có keycap với chất liệu khác nhau. Phổ biến nhất thường thấy chính là nhựa ABS và PBT. Nhựa ABS là loại nhựa có đặc tính cứng, rắn đặc biệt nó khá dẻo dai, có tính đàn hồi và chống va đập tốt. Nhược điểm của loại nhựa này là sẽ bị bóng mờ theo thời gian sử dụng. Đối với chất liệu nhựa PBT thì tốt hơn nhiều, nó có độ cứng và độ bền cao hơn loại ABS. Keycap từ nhựa PBT tuy có bề mặt nhẵn nhưng luôn có độ nhám nhẹ, có khả năng chống vết bẩn và hầu như ít bị xuống cấp dù sử dụng lâu. Ngoài ra, keycap còn được làm từ một số chất liệu khác như nhựa PC, nhựa POM (Polyoxymethylene), nhựa PVC và thậm chí còn có keycap làm bằng kim loại.
Chú ý đến keycap
- Switch
Switch là một phần quan trọng trong mỗi chiếc bàn phím cơ có dây. Đó là một bộ phận có công tắc nằm dưới mỗi phím bấm. Nhờ có switch sẽ đem lại tốc độ phản hồi tốt.
Có 3 loại switch phổ biến nhất hiện nay đó là Blue Switch, Red Switch và Brown Switch. Blue Switch được ưa chuộng nhất đối với những game thủ sử dụng bàn phím cơ có dây vì nó cho ra âm thanh clicky thú vị đặc trưng. Red Switch thì cho ra cảm giác nhẹ nhàng, không có khấc tactile và clicky phù hợp sử dụng ở những nơi yên tĩnh. Cuối cùng là Brown Switch, đây là loại có khấc tactile đem lại cảm giác bấm rõ ràng, không có clicky nên sẽ không tạo tiếng ồn.
Các loại switch phổ biến
- Hệ thống đèn LED
Đèn LED sẽ mang lại sự tinh tế, ấn tượng cho những chiếc bàn phím của bạn. Hiện nay, trên những chiếc bàn phím có dây thường có 2 loại đèn LED chính đó đèn LED RGB và đèn đơn sắc. Đối với đèn LED RGB thường gồm 3 màu cơ bản: Đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Đặc biệt, đối với những loại bàn phím có dây đắt tiền, bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh hiệu ứng hiển thị màu sắc dễ dàng. Đối với đèn đơn sắc, mỗi bóng đèn LED chỉ hiển thị một màu duy nhất và có thể điều chỉnh được độ sáng tối của đèn.
Hệ thống đèn LED
- Kết nối
Đây là điểm khác biệt nhất để chúng ta có thể phân biệt bàn phím có dây và không dây. Ở bàn phím không dây thường được kết nối với máy tính thông qua Wireless và Bluetooth. Còn bàn phím có dây sẽ có dây cáp với chuẩn kết nối USB. Ngày nay, bàn phím có dây thường sử dụng những chuẩn kết nối khá thông dụng phải kể đến như USB type A, USB type C và Mini USB. Chính vì vậy, khi lựa bàn phím chúng ta cần phải xem kĩ cổng giao tiếp ở máy tính/ laptop để chọn một bàn phím phù hợp.
Khả năng kết nối
Thông qua các chip xử lý bàn phím sẽ giúp cho bàn phím hoạt động trơn tru. Chúng sẽ liên tục kiểm tra trạng thái của ma trận quét (scan matrix) nhằm xác định công tắc tại các tọa độ X, Y đang mở hay đóng và ghi một mã tương ứng vào bộ đệm bên trong bàn phím. Mã này sau đó sẽ được truyền nối tiếp tới mạch ghép nối bàn phím trong PC hay laptop. Cấu trúc của SDU (Serial Data Unit) cho việc truyền số liệu: Mỗi phím nhấn sẽ được gán cho 1 mã quét (scan code) gồm 1 byte. Trong trường hợp 1 phím bất kỳ được nhấn thì bàn phím phát ra 1 mã make code tương ứng với mã quét truyền tới mạch ghép nối bàn phím.
"Nếu bạn quan tâm đến bàn phím cơ và muốn trải nghiệm các sản phẩm mới nhất hãy đến Mega Technology ở 130 Hàm Nghi, Đà Nẵng. Trong trường hợp bạn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và những tỉnh thành khác thì có thể đặt hàng trực tiếp qua website mega.com.vn"
Đây là loại bàn phím khá phổ biến hiện nay vì thế dễ dàng gặp và mua. Mặc dù việc kết nối thông qua dây cắm sẽ làm giảm đi tính thẩm mỹ và sự cơ động mỗi khi bạn muốn mang ra ngoài hay chuyển đổi kết nối. Tuy nhiên với kết nối thông qua dây cắm USB sẽ cho ra tốc độ mượt mà và nhanh nhạy.
Nhờ việc kết nối có dây mà bàn phím hoạt động rất ổn định và mượt mà. Thông qua cáp USB tạo ra đường truyền dẫn tín hiệu với tốc độ cực nhanh, nhờ vậy độ trễ có thể thấp xuống 1ms mang lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Bên cạnh đó, bàn phím có dây sẽ sử dụng nguồn điện trực tiếp từ thiết bị mà bạn kết nối. Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về pin khi phải sạc lại hay thay pin cực kỳ phiền phức trong trường hợp đang làm việc hay chơi một tựa game.
Bàn phím có dây vẫn là sự lựa chọn của nhiều người
- Độ trễ
Những loại bàn phím hiện nay đều được cải thiện về chất lượng sản phẩm, có thể nói độ trễ của bàn phím đều được khắc phục rất tốt kể cả đó là bàn phím không dây hay có dây. Tuy nhiên, có thể thấy nếu bạn sử dụng một bàn phím có dây sẽ cho độ trễ thấp hơn nhiều so với việc bạn kết nối bằng bàn phím không dây. Bởi việc kết nối của bàn phím có dây được trực tiếp hơn, vì thể khả năng cho độ trễ sẽ thấp hơn, mang đến trải nghiệm tốt cho người dùng.
- Độ nhiễu
Như đã nói ở trên, việc bàn phím có kết nối trực tiếp sẽ cho khả năng kết nối vượt trội hơn so với các loại không dây được kết nối bằng wireless hay bluetooth. Chính vì vậy, chắc hẳn việc sử dụng bàn phím có dây sẽ cho ra độ nhiễu ít hơn, nhờ đó mang đến sự trơn tru khi sử dụng.
- Tốc độ
Tốc độ luôn là yếu tố được mọi người quan tâm và chú ý đặc biệt đối với bàn phím không dây. Nếu theo suy nghĩ thông thường thì ai cũng cho rằng đối với chiếc bàn phím kết nối trực tiếp bằng dây và chiếc còn lại qua Bluetooth thì chắc chắn bàn phím không dây sẽ có tốc độ chậm hơn, thậm chí là chênh lệnh khá nhiều đối với bàn phím có dây.
Tốc độ kết nối của bàn phím có dây
- Giá thành
Tùy vào từng phân khúc và chức năng sử dụng mà cả hai loại bàn phím sẽ có từng mức giá khác nhau từ giá rẻ, trung bình đến cao cấp. Tuy nhiên, nếu đưa ra 2 chiếc bàn phím có cùng tính năng thì chiếc bàn phím không dây luôn luôn mắc hơn bàn phím có dây vì sự tiện lợi cũng như mang được xu hướng thời thượng.
Bàn phím có dây hay không dây đều có những ưu điểm riêng của mình, phù hợp với nhiều đối tượng với những yêu cầu khác nhau.
Nếu bạn là một người thực hiện những công việc cần tốc độ xử lý chuẩn xác nhất, hay chơi những tựa game cần độ phản hồi cao và độ trễ thấp thì lựa chọn tốt nhất cho bạn chính là những chiếc bàn phím có dây. Bởi những chiếc bàn phím có dây bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về việc đang chơi game mà bị hết pin, có thể sử dụng nó vô thời hạn. Ngoài ra, với độ nhạy tốt cùng độ chính xác cao của bàn phím có dây sẽ giúp bạn có những pha xử lý game vô cùng mượt mà và trơn tru.
Trong trường hợp bạn là người yêu thích sự đơn giản, thời thượng, tinh tế không yêu cầu độ chính xác lớn và độ trễ quá thấp thì một chiếc bàn phím không dây sẽ là sự lựa chọn phù hợp với bạn.
Bàn phím có dây là sự lựa chọn của nhiều game thủ
Một chiếc bàn phím phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng sẽ mang đến trải nghiệm tốt đến người dùng. Qua những ý trên có thể thấy, bàn phím có dây chính là sự lựa chọn tốt và tối ưu khi bạn chiến những con game phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao và tốc độ phản hồi nhanh nhạy.
"Nếu bạn đang ở Đà Nẵng muốn tìm mua bàn phím cơ chất lượng thì có thể đến cửa hàng Mega Technology ở 130 Hàm Nghi để nhờ nhân viên tư vấn. Hoặc nếu bạn ở Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh muốn mua sản phẩm cũng có thể xem và đặt hàng trực tiếp tại website mega.com.vn"
Xem thêm >>>
Review bàn phím cơ Corsair K63, K68 và K70
Review bàn phím DareU A87 - Bàn phím đáng mua nhất hiện nay
Các dòng phím cơ không dây Newmen bán chạy nhất đầu năm 2022
copyright © mega.com.vn